Trang chủSẢN PHỤ KHOAỐm nghén khi mang thai (Phần II)

Ốm nghén khi mang thai (Phần II)

Ốm nghén là dấu hiệu điển hình xuất hiện ở thời kỳ đầu của quá trình mang thai,có tới hơn 80% thai phụ gặp phải tình trạng ốm nghén. Vậy tại sao tình trạng ốm nghén lại xuất hiện, ốm nghén có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Sang phần II, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp về ảnh hưởng của ốm nghén tới thai nhi cũng như cách khắc phục ốm nghén khi mang thai.

Ảnh hưởng của ốm nghén tới sự phát triển của thai nhi?

Về mặt sinh học, khi các nội tiết tố tăng cao trong giai đoạn đầu của thai kỳ được cho là để bảo vệ thai nhi khi thai vẫn còn khá non nớt.Nhiều nghiên cứu chỉ ra các mẹ bầu bị ốm nghén thường ít khi bị sảy thai.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu ốm nghén quá nặng sẽ gây bất lợi cho thai nhi do thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết. Mẹ bầu nôn mửa quá nhiều,không thể ăn uống… rất dễ thiếu hụt năng lượng, choáng ngất,chưa kể tới những áp lực vô hình từ công việc, xã hội khiến mẹ kiệt sức khi mang thai, tất nhiên thai nhi cũng sẽ ảnh hưởng theo cả về tâm lý lẫn thể chất.

Khắc phục ốm nghén hiệu quả cho mẹ bầu.

Trong ba tháng đầu mang thai, do thai nhi phát triển chậm (mỗi ngày tăng khoảng 1g), nên phụ nữ mang thai cần phải bổ sung dinh dưỡng đặc biệt.

Nếu không có hiện tượng “nghén” thì chế độ ăn vẫn duy trì như cũ, mỗi ngày ăn 3 bữa, bổ sung thêm các chất quan trọng trong thời gian mang thai như axit folic, chất sắt… và đừng quên bổ sung nước thường xuyên.

Với các trường hợp mẹ bầu bị ốm nghén:

-Nên chia nhỏ khẩu phần ăn và ăn theo nhiều bữa trong ngày. Tránh ăn quá nhiều khi bạn đang đói, nên dừng ăn khi thấy gần no.

– Tránh sử dụng những thực phẩm có hương vị mạnh như cà phê, rượu, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ,… Nên ăn những loại thức ăn đơn giản, dễ làm và dễ tiêu hóa. Các loại thực phẩm mát lạnh như sa lát, sữa chua, trái cây hoặc súp lạnh cũng giúp ích cho hệ tiêu hóa của bạn trong thai kỳ. Ngoài ra còn có bánh mì, gạo, mỳ ý,  khoai tây, hoặc ngũ cốc ăn kèm sữa ít béo.

-Luôn để cạnh giường một bình nước lọc và đồ ăn nhẹ.Nếu hay bị buồn nôn vào sáng sớm thì khi thức giấc, mẹ bầu đừng vội trở dậy ngay mà hãy nằm yên trên giường và ăn nhẹ. Lúc này, nên ăn một ít bánh ngọt, đặc biệt là loại bánh có vị gừng. Sau khi ăn 10 phút mới rời khỏi giường. Một số loại thức ăn có tác dụng chống nôn ói là hoa hồi, cau, cà rốt, sơn trà, chanh… Có thể ăn vặt các loại quả khô như: đậu phộng, hạt dưa, trám, ô mai…

-Có thể sử dụng các phương pháp bấm huyệt trên cổ tay có thể có tác dụng tốt. 

– Tránh các sản phẩm có mùi nồng như nước hoa, chất khử mùi, nước xịt phòng, tẩy rửa. Hãy mở cửa sổ để phòng thông thoáng và tránh nơi ngột ngạt. Thỉnh thoảng nên đi bộ và hít thở không khí trong lành.

-Luôn giữ tinh thần thoải mái,tránh căng thẳng hoặc những áp lực đè nén mệt mỏi.

Nếu như mẹ bầu vẫn không thể kiểm soát được tình trạng nghén, nôn mửa quá nhiều  và không thể ăn bất cứ thực phẩm nào thì cần tới gặp bác sĩ tránh các tình trạng nặng hơn như mất nước, hạ huyết áp, choáng ngất. 

RELATED ARTICLES

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT