Vacxin ngày nay rất phổ biến, giúp giảm tình trạng nhiễm bệnh và tình trạng bệnh. Tiêm phòng vacxin đầy đủ thì cơ thể sẽ ít bị nhiễm bệnh, nếu có nhiễm bệnh thì mức độ bệnh không đến mức tử vong. Vậy khi tiêm phòng vacxin có thể gây ra những tác dụng phụ như thế nào? Các trường hợp đặc biệt khi tiêm phòng vacxin ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Các tác dụng phụ có thể gặp khi tiêm phòng vacxin
Các tác dụng phụ có thể gặp khi tiêm phòng vacxin, đó là :
-Tác dụng phụ tại chỗ nếu sử dụng vaccin theo đường tiêm như viêm, sưng, phồng đau nơi tiêm, nếu không được vệ sinh đúng cách có thể gây loét da tại chỗ gây nhiễm khuẩn.
-Sốt cao, thậm chí là sốt rất cao hơn 40 ͦC ,có thể gây ra co giật ở trẻ em.
– Đau mỏi cơ khớp, nổi ban đỏ khắp người , chóng mặt kéo dài…
-Ở một vài trường hợp có thể có những phản ứng dị ứng quá mức với vacxin như nôn mửa, ngất lịm, nhịp tim nhanh, huyết áp hạ…Hiện tượng dị ứng quá mức với vacxin là do cơ thể dị ứng với những chất đệm trong vaccin hay dị ứng với chính những kháng nguyên là những protein trong thành phần của nó.
-Tác dụng phụ nguy hiểm nhất chính là nhiễm mầm bệnh mà vacxin đưa vào, do vaccin kém chất lượng, không làm giảm hoạt tính gây bệnh đủ mức cần thiết hoặc do cơ thể không đủ khả năng miễn dịch tối thiểu để tiêu diệt những mầm bệnh này.
Những đối tượng cần đặc biệt lưu ý khi tiêm phòng vacxin
Vì vacxin có những tác dụng phụ không mong muốn, do đó cần hết sức lưu ý với những trường hợp như :
-Những người hay bị dị ứng:
+Những người mà dị ứng với kháng sinh neomycin hay polymyxin B thì không nên sử dụng vaccin rubella, sởi, quai bị hay vaccin phối hợp (vaccin MMR chống ba bệnh sởi-quai bị-rubella).
+Những người mà dị ứng với nấm men thì không nên sử dụng vaccin phòng nhiễm viêm gan virus B.
+Những bệnh nhân mà bị dị ứng với kháng sinh dòng aminoglycosid như gentamicin, streptomycin thì không nên sử dụng vaccin cúm do chúng có thể gây dị ứng dữ dội.
+Thậm chí nếu có dị ứng với trứng gà thì hãy dè chừng với những vaccin chống cúm, sởi, quai bị vì chúng được chế tạo trong phôi gà.
-Những người có sức khoẻ yếu, đang mắc bệnh cấp tính, mắc bệnh nhiễm trùng, đang điều trị hoá chất, bị suy giảm miễn dịch thì càng cần chú ý, vì rất dễ phơi nhiễm với chính loại vacxin đó.
-Chú ý với phụ nữ mang thai :
+Không nên sử dụng vaccin chống bại liệt.
+ Ba tháng sau khi sử dụng vaccin rubella, sởi, quai bị mới nên có thai vì những vacxin này có thể gây quái thai cho thai nhi.
-Những người đang sốt cao cũng không nên sử dụng vaccin ngay trong giai đoạn sốt.
Khi tiêm phòng vacxin, cũng cần lưu ý sử dụng đủ liều, đủ số lần ,tuân thủ lịch tiêm chủng và tham gia đầy đủ, nhất là 3 tháng đầu sơ sinh.Bên cạnh đó việc theo dõi các tác dụng phụ cũng cần phải đặt lên hàng đầu.