Trang chủBỆNH CƠ XƯƠNG KHỚPThế nào là chân vòng kiềng

Thế nào là chân vòng kiềng

Chân vòng kiềng làm ảnh hưởng đến dáng đi, hệ thống xương khớp và cũng là biểu hiện của cung cấp dinh dưỡng, vitamin chưa hợp lý dẫn đến. Vậy những giải pháp khắc phục là gì?

1. Thế nào là vòng kiềng?

Người bình thường hai chân sẽ thẳng khít song song khi đứng, hai đầu gối và hai mắt cá bên trong đều sát khít nhau. Nếu khi đứng thắng, khớp gối hai bên nghiêng vào trong làm cho hai đầu gối không thẳng khít, có khe giữa khoảng 1,5cm. Hoặc khớp gối bình thường, cẳng chân cong vào trong hoặc hình cung, có khe giữa trên 1,5 cm thì đó gọi là hiện tượng khác thường, người ta gọi đó là chân vòng kiềng, y học gọi đó là chân chữ O.

Kết quả hình ảnh cho chân vòng kiềng

2. Nguyên nhân chân vòng kiêng?

Trẻ có thể chân vòng kiềng nếu thiếu Vitamin D. Đây là nguyên nhân hay gặp nhất gây ra vòng kiềng chân ở trẻ  em. Vitamin D có thể thúc đẩy cơ thể hấp thu canxi, phốtpho đảm bảo cho xương phát triển bình thường. Nếu việc ăn uống hàng ngày bị thiếu vitamin D diễn ra trong thời gian dài thì việc hấp thu sử dụng canxi, phôtpho trong cơ thể làm cho sự phát triển của xương gặp trở ngại. Như xương mềm, không rắn chắc, gây cho trẻ bị bệnh còi xương. Như vậy trẻ khi bắt đầu đứng hoặc tập đi, chân phải chịu lực của cơ thể rất dễ bị chân vòng kiềng.

Phương pháp nuôi không hợp lý: trẻ đứng quá sớm hoặc thời gian đi học quá dài, thiếu rèn luyện sức khoẻ. Trẻ sau khi ốm, cơ thể yếu, thường xuyên đứng hoặc đi quá lâu; thói quen nuôi dạy và thói quen sinh hoạt một số vùng không tốt như thường xuyên địu trẻ trên lưng hoặc trẻ thường xuyên phải cưỡi ngựa, lừa…Như vậy đều dễ làm cho trẻ bị chân vòng kiềng.

3. Phòng bệnh chân vòng kiềng

Bé có bị chân vòng kiềng hay không là do liên quan các vấn đề về xương. Bố mẹ có thể phòng tránh chân cong và vòng kiềng cho bé ngay từ khi sinh ra bằng cách cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu và tắm nắng đầy đủ. Từ tuổi ăn dặm trở đi, bạn nên cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, cung cấp đủ lượng can-xi và vitamin D cần thiết cho trẻ bằng các sản phảm từ sữa, lòng đỏ trứng… và cho bé tắm nắng. Tránh không nên cho bé ăn nhiều dễ dẫn tới tình trạng béo phì, tạo “áp lực” với chân của bé

Không ép cho bé đứng hoặc đi quá sớm so với độ tuổi, vì trọng lượng của cơ thể sẽ ảnh hưởng đến chân. Mỗi bé có cấu trúc xương, sự phát triển khác nhau nên tuổi tập đi cũng khác nhau. Mẹ không nên sốt ruột so sánh “Tại sao con nhà em từng này tháng tuổi vẫn chưa đi và đứng?”. Ngoài ra, mỗi bé có cấu trúc xương khác nhau nên buổi tập đi cũng sẽ khác nhau, bố mẹ không nên nóng.

Khi bé đến tuổi tập đi, lúc này hình dạng chân bắt đầu được hình thành, mẹ chú ý chăm sóc bé kỹ nhé!

Tránh không nên cho bé ăn nhiều dễ dẫn tới tình trạng béo phì, tạo “áp lực” với chân của bé.

Khi có biểu hiện bất thường về chân tay bé, cách tốt nhất mẹ đưa bé đi khám và hỏi tư vấn của bác sỹ.

4. Điều trị chân vòng kiềng

Thông thường khi con mới sinh ra, các bà, các mẹ hãy dùng phương pháp dân gian “nắn chân, nắn tay” cho con được dài rộng. Ngay này, hiện đại hơn, các bé được massage, xoa bóp. Tuy việc này không có tác dụng giúp làm thẳng chân bé mà chỉ giúp cho con cảm thấy đỡ mỏi, thoải mái, điều hòa máu tốt và dễ chịu hơn rất nhiều.

Với những bé lớn mà chân bị cong nhiều, bố mẹ nên nghĩ tới việc cho con đi khám bác sỹ và xin tư vấn về việc phẫu thuật chỉnh trục xương. Vì nếu bé bị chân cong do gối lệch trục vào trong, không chỉ mất thẩm mỹ, bé còn bị đau gối do thoái hóa, dễ bị nguy cơ hư khớp gối sớm.

Phương pháp chữa trị chính cho bệnh chân vòng kiềng bẩm sinh hiện là phẫu thuật bó (nẹp chân hoặc bó bột) và phẫu thuật sắp lại xương. Tuy nhiên, chỉ khi nào phương pháp bó chân không có kết quả thì các bác sĩ mới can thiệp bằng phẫu thuật.

Phương pháp bó, nẹp
Phương pháp bó, nẹp

Theo các bác sĩ vật lý trị liệu Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, 3 tuổi là thời điểm hợp lý nhất để bó bột hoặc đeo nẹp. Khó khăn lớn nhất của việc điều trị là thái độ hợp tác của gia đình, bởi trong thời gian đầu bó – nẹp, trẻ luôn cảm thấy khó chịu trong di chuyển. “Nếu vượt qua được giai đoạn này, chân trẻ có thể thẳng như người bình thường”, một chuyên gia của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết.

Mọi vấn đề về sức khỏe, tâm lý, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT