Kì 2 : Điều trị và phòng ngừa bệnh gout
4. Điều trị bệnh gút
– Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) dùng làm giảm đau, kháng viêm trong các cơn Gút cấp tính. Gồm các thuốc như: indomethacin (Indocin) hoặc các thuốc bán tự do ở nhà thuốc như Ibuprofen (Advil, Motrin,…). Bác sĩ cũng có thể kê toa cho bạn các kháng viêm steroid như prednisone.
– Tuy nhiên hãy cẩn thận với các thuốc này và tham vấn ý kiến bác sĩ của bạn cụ thể cách dùng và thời gian dùng (thường chỉ nên dùng từ 3-10 ngày), vì nếu điều trị kéo dài chúng có thể gây các biến chứng như viêm loét và xuất huyết dạ dàt tá tràng.
– Trường hợp bạn bị cơn Gut cấp, bác sĩ có thể cho bạn dùng Colchicin hoặc chích Cortisone thẳng vào khớp, đồng thời dùng các biện pháp điều trị ngăn ngừa nhằm hạ lượng acid uric trong máu của bạn.
5. Phòng ngừa bệnh gút
– Hiện chưa có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa sự khởi phát và tái phát của các cơn Gút. Nếu bạn bị bệnh Gút, bác sĩ của bạn sẽ cho bạn dùng một số thuốc giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm thiểu độ nặng của các cơn tái phát sau này. Các thuốc này gồm có Allopurinol (Zyloprim, Aloprim) và probenecid (Benemid), dùng hàng ngày giúp giảm nồng độ và tốc độ sản xuất acid uric. Việc duy trì nồng độ acid uric ổn định ở giới hạn bình thường là cách ngăn ngừa bệnh Gút lâu dài và hiệu quả nhất.
– Để phòng tránh và hạn chế sự phát triển của bệnh gút, cần kiêng rượu và các chất kích thích như cà phê, ớt. Hạn chế dùng bia và các thức ăn nhiều đạm như thịt đỏ, phủ tạng động vật, hải sản. Nên ăn nhiều hoa quả và rau; uống các loại nước khoáng thiên nhiên chứa bicarbonat. Ngoài ra, cần tránh làm việc quá sức và ăn uống quá mức, không để cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc táo bón.
– Những người bị gút có thể làm giảm triệu chứng bệnh bằng cách hái lá sake già để nấu nước uống thay trà hằng ngày (hoặc nhúng lá tươi vào nước sôi rồi đem phơi khô, nấu lấy nước uống).
6. Tự chăm sóc bản thân khi bị bệnh gút
– Thay đổi lối sống không thể điều trị bệnh Gút, nhưng rất hữu ích để hỗ trợ điều trị. Các biện pháp sau giúp giảm và ngăn ngừa triệu chứng :
– Giảm béo. Duy trì cân nặng hợp lý bằng cách giảm cân từ từ giúp giảm nồng độ acid uric máu, đồng thời giảm bới sự chịu đựng sức nặng của các khớp. Không nên nhịn đói để giảm cân nhanh vì như vậy càng làm tăng acid uric máu.
– Tránh ăn quá nhiều đạm động vật. Đây là nguồn chứa nhiều purin. Các thực phẩm chứa nhiều purin như tạng động vật (gan, thận, não, lách), cá trồng, cá trích, cá thu,…các loại thịt, cá, gia cầm chứa ít purin hơn.
– Giới hạn hoặc tránh rượu. Nếu bạn đang bị bệnh Gút, tốt nhất nên tránh hoàn toàn rượu bia. Uống quá nhiều rượu làm giảm bài tiết acid uric. Giới hạn dưới hai cốc mỗi ngày nếu bạn là nam, môt cốc nếu bạn là nữ
– Ăn uống nhiều nước, chất lỏng. Dịch làm pha loãng nồng độ acid uric trong máu bạn.
7. Phát triển của y học
Trong những năm gần đây, y học hiện đại đã đạt được nhiều tiến bộ trong công việc phòng chống căn bệnh này. Nhiều thứ thuốc đã được sử dụng một cách có chọn lọc như:
– Nhóm thuốc chống viêm đặc hiệu trong bệnh gút (colchicine),
– Nhóm thuốc tăng thải tiết acid uric tại thận (probenecid),
– Nhóm thuốc giảm nồng độ acid uric trong máu bằng tác động ức chế men xanthinoxydase (allopurinol), nhóm thuốc làm tiêu acid uric trong máu (uricozym)…
Tuy nhiên, những tác dụng không mong muốn và tính hiệu lực của các loại thuốc này nhiều khi vẫn chưa làm hài lòng hoàn toàn cả bệnh nhân và thầy thuốc.
S&T