Trang chủBệnh truyền nhiễmCác thuốc thường sử dụng trong điều trị chân tay miệng

Các thuốc thường sử dụng trong điều trị chân tay miệng

Bệnh tay chân miệng là bệnh do virus Enterovirus (E71, E68), Coxsackievirus (B, A16) gây ra, chủ yếu ở trẻ em. Hiện nay bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa biến chứng.

Bệnh Tay chân miệng ở trẻ là gì? Dấu hiệu và Cách phòng tránh

Bệnh tay chân miệng thường biểu hiện bởi các vết loét

Khi bệnh ở mức độ nhẹ (độ I), bố mẹ có thể điều trị và chăm sóc trẻ tại nhà. Nếu trẻ không đỡ hoặc có các biểu hiện nặng thì cần phải cho trẻ nhập viện để theo dõi. Một số thuốc thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng của bệnh tay chân miệng bao gồm:

1. Thuốc hạ sốt, giảm đau

Bệnh thường biểu hiện sốt ở trẻ. Nếu trẻ sốt nhẹ < 38,5 0C thì chỉ cần chườm mát cho trẻ, để trẻ mặc quần áo mỏng. Khi trẻ sốt cao trên 38,5 0C, cần sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol hoặc ibuprofen liều 10 – 15mg/kg. Nếu trẻ còn sốt cao cần dùng tiếp liều sau 4 – 6 giờ. Trong trường hợp trẻ khó uống thuốc, có thể dùng viên đặt hậu môn để giảm sốt.

2. Các gel sát khuẩn

Bệnh tay chân miệng gây ra các vết viêm loét, bọng nước có thể gây nhiễm trùng, đau rát vì thế cần dùng các gel rơ miệng như zytee, kamistad,… để sát khuẩn và giảm đau, điều này cũng làm trẻ dễ ăn uống hơn. Ngoài ra, một số loại thuốc sát khuẩn làm tê tương tự có thể sử dụng cho trẻ như: Lidocain, nước muối sinh lý, benzydamine.

3. Bổ sung nước và điện giải

Trẻ bị sốt có thể dẫn tới mất nước, do đó có thể bổ sung nước và điện giải cho trẻ mắc bệnh bằng dung dịch uống hydrite hoặc oresol và pha theo chỉ định. Nếu không có thì có thể thay thế bằng nước dừa, nước gạo rang cũng giúp bù nước điện giải tốt. Ngoài ra, bổ sung thêm vitamin C giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ và kẽm giúp làm nhanh liền vết loét.

4. Dung dịch khử khuẩn

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng và gia đình, người chăm sóc cũng cần vệ sinh sạch sẽ, khử khuẩn bằng các biện pháp:

– Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi cho trẻ ăn, trước khi nấu ăn, sau khi tiếp xúc với trẻ và sau khi đi vệ sinh.

– Sát khuẩn đồ chơi, quần áo, đồ dùng của trẻ bằng dung dịch khử khuẩn như cloramin 2%.

– Tiệt trùng và hấp sôi các vật dụng sinh hoạt hàng ngày của trẻ như thìa, bát, bình sữa,… Hạn chế dùng chung với trẻ khác.

5. Các thuốc điều trị khác

Trong trường hợp trẻ có biến chứng thì cần phải dùng thuốc ddieuf trị biến chứng như kháng sinh điều trị biến chứng nhiễm khuẩn, thuốc chống co giật… Khi trẻ bị tay chân miệng nặng với triệu chứng và biến chứng nguy hiểm, cha mẹ cần đưa trẻ nhập viện ngay.

Một sai lầm thường gặp khi dùng thuốc để điều trị tay chân miệng là lạm dụng kháng sinh. Đây là bệnh do virus đường ruột gây ra nên kháng sinh không có tác dụng. Hơn nữa, việc sử dụng tùy tiện thuốc kháng sinh còn làm tăng hiện tượng kháng thuốc. Chỉ dùng kháng sinh khi trẻ có biến chứng nhiễm khuẩn.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT