Trang chủSẢN PHỤ KHOATiêm phòng rubella – Khi nào là cần thiết

Tiêm phòng rubella – Khi nào là cần thiết

Bệnh rubella là bệnh gì? Có nguy hiểm không ? tại sao phải tiêm phòng trước khi mang thai? Và nếu muốn tiêm thì nên tiêm ở độ tuổi bao nhiêu là đúng? Và lịch tiêm như thế nào? Đây là rất nhiều câu hỏi mà bác sĩ nhận được về bệnh rubella.

Rubella là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, truyền nhiễm do virus gây ra. Hầu hết những người bị rubella thường có các triệu chứng như sốt nhẹ, đau họng và phát ban, bị đau đầu, nổi hạch, đau mắt đỏ và khó chịu.

Virus rubella lây truyền qua các giọt nhỏ trong không khí khi người nhiễm bệnh hắt hơi hoặc ho. Con người là vật chủ duy nhất của virut này chưa thấy xuất hiện trên động vật khác.

Với người bình thường rubella có thể không gây bệnh gì quá nghiêm trọng và nguy hiểm nhưng nó lại cực kì nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai đặc biệt là mang thai 3 tháng đầu.

Thời kỳ ủ bệnh kéo dài 14 – 21 ngày, trung bình 18 ngày.

Thời kỳ lây truyền kéo dài từ 7 ngày trước cho tới 7 ngày sau phát ban. Bệnh lây qua đường hô hấp do hít phải các dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bắn ra được khuếch tán trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân. Trong điều kiện sống khép kín thì hầu hết những người cảm nhiễm có thể bị nhiễm vi rút.

Phụ nữ mang thai khi bị mắc rubella trẻ sinh ra có thể mắc hội chứng rubella bẩm sinh do virus này di chuyển từ máu người mẹ qua nhau thai vào thai nhi  gây phá hủy và làm chậm quá trình phát triển các cơ quan của bào thai và hệ lụy gây lên là sảy thai hoặc dị tật cho thai nhi sau này.

Những trẻ bị sinh ra từ những bà mẹ bị mắc rubella có nguy cơ như sau

  • Trẻ bị sinh non, nhẹ cân, các cơ quan chưa phát triển đầy đủ
  • Tổn thương trên mắt:  tăng nhãn áp, bệnh lý võng mạc
  • Dị tật ở tim: Còn ống động mạch, thông liên thất, thông liên nhĩ, hẹp động mạch phổi, hở van tim.
  • Hệ thần kinh: Chậm phát triển tâm thần và thể chất, tật đầu nhỏ, viêm não màng não,
  • Trẻ có thể bị xuất huyết giảm tiểu cầu, thiếu máu, gan lách to thoáng qua
  • Điếc do tổn thương thần kinh là loại dị tật hay gặp.
  • Các dị tật khác: Dị tật ở phổi, cơ xương khớp…
  • Theo thống kê có tới 20% trẻ nhiễm Rubella bẩm sinh có triệu chứng dẫn đến tử vong.

Làm gì khi nhiễm Rubella trong khi mang thai

Vì nguy cơ gây ra hội chứng rubella bẩm sinh rất cao cho thai nhi khi mẹ bị nhiễm rubella, nên những trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ thì sẽ được bác sĩ tư vấn đình chỉ thai kỳ.

Đối với những phụ nữ mang thai bị tái nhiễm Rubella, tức là đã từng bị nhiễm rubella hoặc đã tiêm chủng rubella từ trước khi mang thai thì không gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Nếu phụ nữ mang thai có xét nghiệm dương tính với virus Rubella thì cần bình tĩnh vì không phải bất cứ các trường hợp nhiễm Rubella khi mang thai nào cũng phải bỏ thai. Ngoài ra, việc thăm khám và nhận đầy đủ tư vấn từ các bác sĩ là điều rất quan trọng và cần thiết để có những thông tin hữu ích cho cả mẹ và con được khỏe mạnh.

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu riêng vì vậy việc tiêm phòng rubella trở lên hữu hiệu và vô cùng cần thiết cho phụ nữ trước mang thai.

Lịch tiêm chủng như sau

Trẻ em : tiêm 2 mũi. Mũi 1 khi trẻ đủ 12 tháng tuổi

Mũi 2 cách mũi 1: 4 năm thường tiêm lúc 4-6 tuổi

Phụ nữ mang thai: tiêm liều duy nhất, và nên tiêm trước khi mang thai 3 tháng để phòng bệnh.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT