Trang chủSỨC KHỎE TỔNG QUÁTBệnh hô hấpBệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, đến năm 2020, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có thể trở thành căn bệnh gây tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới, là một trong những bệnh về đường hô hấp…

Tại các nước giàu, khoảng 73% trường hợp tử vong do COPD liên quan tới việc hút thuốc lá. Tỉ lệ này là khoảng 40% tại các nước có thu nhập trung bình hoặc thấp.

1.  Nguyên nhân gây bệnh

– Nguyên nhân chính của bệnh đường hô hấp này là do hút thuốc lá, do tiếp xúc với bụi khói tại nơi làm việc hoặc môi trường sống đã tác động trực tiếp tới phế quản – phổi của những cơ địa nhạy cảm với độc tính của khói thuốc lá.

– Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh đường hô hấp có tiến triển nặng dần không hồi phục, trên nền bệnh ổn định thì xen kẽ có những đợt bùng phát. Trung bình mỗi năm, một bệnh nhân bị từ 1-3 đợt bùng phát. Các đợt bùng phát của bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính là nguyên nhân làm cho bệnh nhân phải nhập viện, tăng chi phí điều trị, thúc đẩy nhanh bệnh tiến triển tới giai đoạn nặng và tăng tỷ lệ tử vong.

–  Mặc dù chưa có định nghĩa về đợt bùng phát của bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính được tất cả các tác giả chấp  nhận, nhưng người ta coi bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bị đợt bùng phát khi bị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới làm khó thở nặng lên. Biểu hiện của đợt bùng phát là: khó thở, số lượng đờm tăng và đờm nhày mủ.

Một điều đáng quan tâm là tất cả các bệnh đường hô hấp, đợt bùng phát thường xuất hiện vào mùa đông xuân và lúc chuyển mùa, sở dĩ như vậy là do thời kỳ này ô nhiễm không khí tăng, do nhiễm lạnh, cúm và độ ẩm cao kích thích. Đặc biệt ở mùa đông xuân, bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dễ mắc cúm và các nhiễm virut đường hô hấp khác, kế tiếp sau là bội nhiễm vi khuẩn khiến bệnh nhân bị ho khạc đờm tăng, số lượng đờm nhiều, đờm mủ, có thể có biểu hiện của nhiễm trùng (sốt), khó thở tăng.

–   Nếu tính nguyên nhân do nhiễm trùng chiếm 80%, thì căn nguyên do vi khuẩn 40 – 50%, virut 30%, vi khuẩn không điển hình chiếm  5 – 10%.

Nguyên nhân chính là do hút thuốc lá
Nguyên nhân chính là do hút thuốc lá

2. Những biểu hiện của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Chủ yếu gặp 2 thể của BPTNMT:
*Thể thổi hồng (Typ PP Pink Puffer ) : khí phế thũng chiếm ưu thế, có đặc điểm: người gầy, khó thở là chủ yếu, ít ho khạc đờm, ít bị nhiễm khuẩn phế quản, tâm phế mạn xuất hiện muộn ( thường bị ở giai đoạn cuối )
phù không rõ, ngực hình thùng, rút lõm cơ ức đòn chũm, gõ vang, phổi rì rào phế nang giảm.
Đo thông khí phổi, khí cặn tăng rõ, RV/ TLC tăng.
Khí máu bình thường, chỉ giảm PaO2 nhẹ.
Xquang: căng giãn phổi, tim hình giọt nước.

*Thể xanh phị( Typ BB Blue bloatter ) : viêm phế quản mạn tính chiếm ưu thế thường ở người béo bệu, tím tái, ho khạc đờm nhiều năm rồi mới khó thở, hay có nhiễm khuẩn phế quản, hay gặp những đợt suy hô hấp, tâm phế mạn xuất hiện sớm: phù mắt cá chân, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, hay kèm theo hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ.
Xquang: hình ảnh phổi bẩn, bóng tâm thất phải rộng.
Đo khí máu: giảm PaO2, thường kèm theo tăng PaCO2, tăng hồng cầu và Hematocrit.

3. Chẩn đoán

3.1 . Chẩn đoán xác định:

– Bệnh nhân trên 40 tuổi, thường là nam giới, tiền sử hút thuốc lâu năm.
+ Ho và khạc đờm, khó thở trên 2 năm.
+ Tiền sử hay có đợt nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.
+ Xquang phổi: có thể có hội chứng phế quản, khí phế thũng.
+ Đo thông khí phổi: tắc nghẽn lưu lượng thở không hồi phục ( FEV1 dưới 80% số lý thuyết, test hồi phục phế quản âm tính ).

3.2. Chẩn đoán phân biệt :

– Hen phế quản: khó thở từng cơn tái diễn, cơn khó thở tự khỏi hoặc hết sau khi dùng thuốc giãn phế quản, đo thông khí phổi có rối loạn tắc nghẽn hồi phục test hồi phục phế quản ( + ).

– Ngoài ra, cần chẩn đoán phân biệt BPTNMT với: tắc nghẽn đường thở trên, thoái hoá nhầy nhớt và viêm tiểu phế quản tận cùng.

4. Dự phòng và điều trị 

4.1. Phòng bệnh:

– Cần bỏ thuốc lá, có thể dùng các biện pháp hỗ trợ bỏ thuốc.
– Tăng cường chế độ dinh dưỡng: dùng các Vitamin A,C, E,(chống oxy hoá )
– Cố gắng giảm ô nhiễm không khí ở nơi làm việc và nơi sống.

4.2. Điều trị:

* Trong đợt bùng phát:
– Chống nhiễm khuẩn phế quản khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn, có thể dùng kháng sinh nhóm Cephalosporin kết hợp với Gentamyxin từ 10-14 ngày.
– Thuốc giãn nở phế quản: dùng thuốc kháng Cholinergic ( Atrovent ): cứ 4-6 giờ khí dung hoặc xịt hít 1 lần. Nếu nặng có thể tiêm Diaphylin tĩnh mạch + Cocticoid đường tiêm, uống, khí dung ( Pulmicort )
– Long đờm, vỗ rung.
-Thở oxy: lưu lượng 2lít / phút, để duy trì SaO2 ³90%, PaO2 ³ 60mmHg. Nếu có suy hô hấp nặng, bệnh nhân rối loạn ý thức, tím tái, toan hô hấp mất bù cần phải thở máy.
– Nếu có tâm phế mạn: điều trị suy tim. kết hợp.

Nếu nghi ngờ bản thân mắc các bệnh đường hô hấp cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được chẩn đoán và chữa trị.

Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT