Trang chủSức khỏe trẻ emViêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ.

Viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ.

Viêm tai giữa (VTG) là bệnh rất hay gặp ở trẻ em và hài nhi. Nếu được điều trị và theo dõi tốt, bệnh sẽ khỏi và không có biến chứng.

VTG có thể ảnh hưởng sức nghe. Bệnh có thể gây những biến chứng hiểm nghèo nguy hiểm tính mạng.

VTG không lây lan, nhưng tiến triển mạn tính, vấn đề dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân, môi trường…có ảnh hướng đến bệnh.

Bệnh có nhiều dạng lâm sàng khác nhau tuỳ: tuổi, thể trạng, nguyên nhân, tổn thương, tiến triển…

            Viêm tai giữa cấp hay gặp ở trẻ nhỏ

    VIÊM TAI GIỮA CẤP

A. VIÊM TAI GIỮA CẤP XUẤT TIẾT

  1.Nguyên nhân:

+ Do viêm mũi họng, viêm VA

                   +Do mất thăng bằng áp lực không khí giữa tai giữa và tai ngoài

                   +Do cơ địa dị ứng

 2. Triệu chứng lâm sàng:

       + Đau nhói trong tai hay tức ở tai như bị đút nút

     + Ù tai

     + Nghe kém nhẹ kiểu truyền âm

     + Nói có tiếng tự vang

                Khám :

     + Màng tai lõm (mấu ngắn xương búa nhô lên cao, cán xương búa nằm ngang, mất tam giác sáng), đôi khi có sung huyết dọc theo cán búa

     + Trườnng hợp dị  ứng có thể thấy mức nước trong tai giữa

     + Nghiệm pháp Valsalva ( – )

3. Tiến triển:

Thường diễn tiến nhẹ, sau vài ngày có thể tự khỏi, nhưng hay bị tái phát theo những đợt viêm mũi họng. Có thể thành viêm mạn tính gây sẹo và xơ dính màng nhĩ.

4. Điều trị:

+ Thông vòi nhĩ, nếu có dị ứng có thể bơm corticoide vào tai giữa + Nếu có viêm mũi họng nên nhỏ mũi

   B. VIÊM TAI GIỮA CẤP MỦ

Bệnh chỉ khu trú ở niêm mạc tai giữa, không có tổn thương xương.

1. Nguyên nhân:

+Thường do viêm mũi họng, viêm amidan, viêm V.A., viêm xoang

 +Sau các bệnh nhiễm trùng lây: như cúm, sởi…

 +Sau chấn thương: do áp lực, do hỏa khí gây thủng màng nhĩ.

 +Nguyên nhân khác có thể gặp như: nhét bấc mũi sau để quá lâu, xì mũi không đúng cách, do khối u ở vòm mũi họng, thoái hóa đuôi cuốn dưới làm tắc vòi Eustasche

2. Triệu chứng lâm sàng: gồm hai giai đoạn:

  a. Giai đoạn đầu:

        Triệu chứng chủ yếu là viêm mũi họng: bệnh nhân có thể sốt nhẹ hay sốt cao, đau rát họng, chảy mũi, ngạt mũi, ho. có thể đau tai nhiều hoặc ít, có thể có ù tai. Khám: màng nhĩ sung huyết.

  b.Giai đoạn toàn phát;

    Thời kỳ chưa vở mũ:

       Toàn thân:

+Sốt cao 39 – 40 C, thể trạng mệt mỏi, nhiểm trùng, ở trẻ nhỏ có thể có co giật

+Có thể có rối loạn tiêu hóa, nhất là ở hài nhi và trẻ nhỏ

 Cơ năng:

+ Đau dữ dội trong tai, đau bần bật theo nhịp mạch, đau lan nửa đầu.

+ Nghe kém kiểu truyền âm

+ Có thể có ù tai tiếng trầm

 Thực thể:

 +Ấn vùng nắp tai và sau tai có thể có phản ứng đau.

 +Màng nhĩ dày hoặc đỏ rực lên, mất hết các mốc giải phẩu (tam giác sáng, cán búa), đôi lúc màng nhĩ phồng và có chổ sáng bệch (mũ), có thể có hình vú bò.

Thời kỳ vở mũ:

   Có thể do chích rạch hay tự vỡ mủ. Các triệu chứng giảm nhanh: hết sốt, hết ỉa chảy, đỡ đau tai, bớt ù tai, có thể còn nghe kém nhẹ.

   Khám thấy có mủ chảy ra ống tai ngoài và thủng nhĩ

   Nếu lỗ thủng nhỏ không đủ dẫn lưu các triệu chứng có thể còn tồn tại, cần chích rộng thêm.

3. Tiến triển và biến chứng:

    Nếu được điều trị và theo dõi tốt, chích rạch kịp thời, bệnh có thể khỏi trong vòng ít tuần: mủ loãng dần và khô, màng nhĩ liền lại, không có di chứng.

    Nếu không được điều trị và theo dõi không đúng có thể đưa đến các biến chứng: viêm  tai giữa mạn tính mủ, viêm tai xương chủm cấp, hoặc các biến chứng nội sọ như: viêm màng não, áp xe não, liệt mặt, nguy hiểm tính mạng.

4. Điều trị:

Giai đoạn đầu: chủ yếu điều trị viêm mũi họng: nhỏ mũi bằng các thuốc sát trùng, súc họng bằng các dung dịch kiềm, nếu có sốt cao và ảnh hưởng toàn thân có thể uống hoặc tiêm kháng sinh.

 Giai đoạn toàn phát:

+Phải chích rạch màng nhĩ kịp thời và đúng cách (kịp thời: khi có mũ đọng và khi màng nhĩ phồng, đúng cách: chích rạch ở 1/4 sau dưới), sau khi chích rạch cần đặt bấc dẫn lưu mủ và theo dõi cho đến khi vết chích liền.

+Nếu tự vỡ mủ: nên làm thuốc tai, cần bảo đảm hai nguyên tắc dẫn lưu tốt: nếu lồ thũng nhỏ quá phải chích thêm, nếu lỗ thủng liền sớm quá mà màng nhĩ còn căng thì phải chích lại, rửa tai tốt: làm thuốc tai ướt và nhỏ thuốc điều trị tại chỗ.

5. Phòng bệnh:

Giải quyết tốt viêm mũi họng, nạo V.A. khi có chỉ định.

Nhỏ mũi trong các bệnh nhiễm trùng lây.

Điều trị và theo dõi tốt VTG cấp tính, không để trở thành mạn tính và gây các biến chứng.

BS.Hải Hà.

Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo về bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ em, hãy gọi điện đến tổng đài 19006237 để được tư vấn cụ thể.

 

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT