Trang chủSức khỏe Mẹ-BéPhá thai bằng thuốc có thể dẫn đến vô sinh

Phá thai bằng thuốc có thể dẫn đến vô sinh

Sử dụng thuốc để phá thai là một trong những biện pháp đình chỉ thai nghén phổ biến được nhiều chị em lựa chọn khi muốn chấm dứt thai kì của mình.Với ưu điểm chính khi sử dụng biện pháp này đó là: Có thể áp dụng sớm, thời điểm thai nhỏ hơn 7 tuần  và không cần phải tác động vào buồng tử cung của người phụ nữ.

Phương pháp phá thai này có thể nguy hiểm đến tính mạng

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó, phương pháp này cũng có gây nên những biến chứng nguy hiểm như: sót nhau, sót thai, nhiễm trùng , viêm hoặc thậm chí gây vô sinh.

Thuốc dùng để bỏ thai có chứa nhóm mifepristone có tác dụng đối kháng với pro-gesteron nên cản trở quá trình trứng làm tổ sau khi thụ tinh và bám chắc vào niêm mạc tử cung. Còn nhóm thuốc misoprostol trong thuốc sẽ tăng cường co bóp cơ tử cung để tống thai ra ngoài sau khi mifepristone đã làm bong thai ra khỏi niêm mạc tử cung. Để phá thai, 2 nhóm thuốc trên nhất thiết phải kết hợp với nhau.

Phác đồ điều trị gồm 3 bước: Làm bong thai, đẩy thai ra ngoài và kiểm tra hiệu quả. Việc kiểm tra hiệu quả được thực hiện sau khi bỏ thai 14 ngày. Nếu siêu âm vẫn thấy thai phát triển và tim thai vẫn đập thì bắt buộc phải phá bằng phương pháp khác; không được giữ thai vì thuốc có những tác hại cho thai nhi.

Những tai biến có thể xảy ra

Theo các bác sĩ, sử dụng thuốc để phá thai gây ra một số phản ứng mạnh như đau co thắt dữ dội ở dạ dày, ra nhiều huyết. Ngoài ra, thuốc chống chỉ định với những người bị bệnh lý tuyến thượng thận, rối loạn đông máu, đang cho con bú,  những phụ nữ có vết sẹo cũ ở tử cung; tử cung dị dạng; chửa ngoài dạ con; có tiền sử đã từng dị ứng với bất kỳ loại thuốc trị bệnh nào trước đó…

Đau bụng, buồn nôn là tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc

Khi sử dụng thuốc phá thai, có thể gây những tác dụng nhẹ như nổi mề đay, mẩn ngứa hoặc nặng như khó thở, choáng, tụt huyết áp. Một số ít trường hợp có tình trạng ra máu nhiều khi vào kỳ kinh kế tiếp, đôi khi cần phải nhập viện điều trị. Ngoài ra, phương pháp dùng thuốc này đòi hỏi thai phụ phải tuân thủ lịch tái khám, nhằm đảm bảo chắc chắn thai đã chết và đã được tống xuất hoàn toàn, không có tình trạng sót thai hay sót nhau dẫn đến tình trạng ra máu dây dưa có thể làm thai phụ bị thiếu máu và nhiễm trùng thậm chí có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau hoặc gây vô sinh nếu không sử dụng theo sự hướng dẫn và giám sát chặt chẽ của bác sĩ.

Mặc dù có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện, không gây đau đớn… nhưng bỏ thai bằng thuốc vẫn có những tác dụng phụ giống các biện pháp phá thai khác như: ra máu, rỉ máu kéo dài, buồn nôn, nôn… Thậm chí trong trường hợp thai chưa được đẩy ra và vẫn phát triển thì còn gây nguy hiểm cho thai nhi, dễ dẫn đến các dị tật bẩm sinh.

Không được áp dụng cách điều trị này cho các trường hợp thai ngoài tử cung, đang mang vòng, thiếu máu nặng, bị bệnh gan và thận, dùng corticoid kéo dài. Ngoài ra, khi áp dụng phương pháp phá thai nội khoa, người bệnh không được dùng các thuốc phenitoin, phenobarbital, carbamazepine (vì các thuốc này làm giảm hiệu lực mifepristone) và cũng không được dùng các kháng viêm không steroid (vì làm giảm hiệu lực của phương pháp).

Khi muốn áp dụng biện pháp PTBT, cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của y, bác sĩ tránh những tai biến đáng tiếc có thể xảy ra. Cần kiểm tra chắc chắn bằng siêu âm xem đã có thai chưa, thai có nằm trong buồng tử cung hay không?… trước khi áp dụng biện pháp này. Bên cạnh đó, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần được tư vấn về các phương pháp tránh thai an toàn, để hạn chế đến mức thấp nhất việc phải phá thai.

TH

 

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT