Rất nhiều người nói, bà bầu ngồi lâu ở trước màn hình máy tính làm việc sẽ tăng thêm nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non. Thực ra không phải như vậy, có kết quả nghiên cứu cho biết, người hay phải làm việc bên máy tính không có sự khác biệt rõ rệt nào trong việc sẩy thai, sinh sớm khi so sánh với những người khác.
Môi trường làm việc khép kín
Rất nhiều người nói, bà bầu ngồi lâu ở trước màn hình máy tính làm việc sẽ tăng thêm nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non. Thực ra không phải như vậy, có kết quả nghiên cứu cho biết, người hay phải làm việc bên máy tính không có sự khác biệt rõ rệt nào trong việc sẩy thai, sinh sớm khi so sánh với những người khác.
Nhưng tại sao vẫn không nên ngồi trong văn phòng sử dụng máy tính quá lâu? Nguyên nhân là văn phòng làm việc thông thường là không gian khép kín, ánh sáng bên ngoài không đủ, không khí không lưu thông, sinh ra rất nhiều vi sinh vật gây bệnh, kết hợp với các tài liệu, giấy in dễ bay hơi độc hại…
Chính môi trường làm việc như thế này gây bất lợi cho thai nhi, làm cho thai nhi phát triển chậm hoặc không phát triển hoàn thiện một số chức năng, tương lại cũng có thể dẫn đến khó phát triển trí tuệ.
Ngồi một chỗ quá lâu
Ngoài ra, thời gian ngồi một chỗ quá lâu cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu, dễ làm cho bà bầu bị phù nề chân dưới, gây ra bệnh trĩ, không có lợi cho sinh nở, đến thời kỳ cuối còn chèn ép thai nhi trong bụng.
Vì vậy, nếu có thể thay đổi sang làm công việc khác nhẹ nhàng hơn là tốt nhất, nếu không thể chuyển nên tăng cường thông gió trong phòng, chú ý tư thế ngồi và không nền ngồi một lúc quá lâu. Chủ động ra ngoài văn phòng đi đi lại lại, hít thở không khí trong lành, hoạt động cơ xương. Sau khi tan tầm nên đến nhiều chỗ có không khí trong lành tản bộ, như vậy sẽ giúp thai phát triển được toàn diện.
Loạn uống thuốc
Bà bầu bị một số bệnh nào đó sẽ nguy hại đến thai nhi, trong thời gian uống thuốc chữa bệnh có thể một vài loại thuốc gây ảnh hưởng gián tiếp hoặc bất lợi cho thai nhi.
Khi mang bầu trước thời gian 8 -10 tuần, nếu uống quá nhiều thuốc kích thích như estrogen, progesterone, thuốc chống động kinh, thuốc chống khối u ung thư và một số loại thuốc khác có thể gây dị tật cho thai nhi.
Bởi vì 3 tháng đầu mang thai là thời gian thai nhi phát triển mạnh, sau khi thụ tinh 20 ngày phôi thai sẽ bắt đầu phát triển thịt, xương; 30 ngày sẽ từng bước thiết lập tuần hoàn máu của phôi thai; 60 ngày sẽ hình thành khuôn mặt, tim, gan, ống tiêu hóa và cơ quan sinh dục. Nếu trong thời gian này bà bầu loạn dùng thuốc, tỉ lệ thai bị dị tật sẽ rất cao.
Ngoài ra, sau thời gian 3 tháng và trước khi trẻ chào đời, trẻ đã hình thành nên các bộ phận trong cơ thể lại tiếp tục phát triển đến hoàn thiện. Nếu bà bầu phải uống thuốc, thuốc có thể thông qua nhau thai lọt vào trong cơ thể thai nhi, có thể ảnh hưởng đến chức năng phát triển của các bộ phận mô của trẻ. Vì vậy, nếu cần phải uống thuốc các bà bầu nên triệt để tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sỹ.
Làm cách nào để hạn chế dị tật ở thai nhi
Cung cấp đầy đủ a-xít folic
Mỗi phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ cần bổ sung a-xít folic (cùng với Folate, là dạng hòa tang của vitamin B9) ít nhất 3 lần mỗi tháng trước khi mang thai. Thiếu a-xít folic là lý do gây một số dị tật bẩm sinh và khuyết tật ống thần kinh (phổ biến nhất là khuyết tật thoái hóa đốt sống bẩm sinh) ở thai nhi.
Các khuyết tật này có thể xuất hiện ở giai đoạn đầu thai kỳ, thậm chí xảy ra trước khi phụ nữ biết mình mang thai. Vì vậy, phụ nữ cần thường xuyên bổ sung Folate, đặc biệt trước khi thai nhi được 10 tuần.
Khám sức khỏe trước khi mang thai
Theo lời khuyên của các bác sĩ, phụ nữ ở độ tuổi sinh sản nên thực hiện các bài khám sức khỏe trước khi mang thai. Điều này đúng với thực tế rằng sức khỏe người mẹ trước khi mang thai có vai trò quyết định đối với sức khỏe của bản thân và thai nhi trong thai kỳ. Khám sức khỏe trước khi mang thai cũng có ý nghĩa quan trọng đối với những người có bệnh mãn tính trước đó.
Không uống rượu, bia
Kiêng rượu bia hoàn toàn trong thai kỳ giúp ngăn ngừa hội chứng nhiễm rượu bào thai. Hội chứng này có thể ảnh hưởng đến trí tuệ và hành vi của bào thai, nếu nặng có thể gây sẩy thai. Hiện chưa có giới hạn nào về lượng rượu phụ nữ mang thai có thể uống được. Vì vậy, bà bầu tuyệt đối tránh rượu bia trong suốt thai kỳ.
Ăn uống lành mạnh
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sức khỏe thai nhi. Bà bầu có thể tìm hiểu và áp dụng một số chế độ cho người mang thai nhưng vẫn đảm bảo nguồn thức ăn phong phú, lành mạnh và hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến công nghiệp. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cần cung cấp đầy đủ vitamin cho cơ thể trong suốt thai kỳ.
Theo Phunutoday
[…] môi, bệnh tim bẩm sinh, thai nhi dị dạng. Không chỉ ảnh hưởng đến thần kinh, di tật thai nhi cũng có thể xảy ra ở phần đầu, xương, chân, hệ tiêu hóa hoặc bộ phận sinh […]