Trang chủSỨC KHỎE TỔNG QUÁTBệnh da liễuTriệu chứng và cách phòng ngừa bệnh Chân-Tay-Miệng

Triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh Chân-Tay-Miệng

Chân tay miệng là một bệnh do vi trùng đường ruột Ente’virus (E71) và Coxcakieruses gây nên. Là bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá, từ người sang người nên các yếu tố sinh hoạt tập thể như ở trường học khiến nguy cơ lây bệnh tăng cao, đặc biệt là trong các đợt bùng phát bệnh. Theo thống kê của trung tâm y tế dự phòng Hà nội, từ đầu năm đến nay TP ghi nhận 176 ca tay-chân-miệng rải rác tại 19 quận, huyện, thị xã. Tháng 1 có 52 ca, tháng 2 ghi nhận 47 ca, song số bệnh trong tháng 3 tăng cao với 73 ca.

Triệu chứng của bệnh chân tay miệng

Ban đầu, trẻ thường sốt nhẹ, than đau họng, đau miệng, chảy nước miếng và biếng ăn hơn.

Trẻ nhỏ thường đau khóc, bỏ bú. Khi đó, trong miệng trẻ đã có thể có những vết loét đỏ như vết lở miệng, xuất hiện nhiều ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi… Quan sát tiếp có thể thấy những vết phát ban dạng phỏng nước, hoặc vết nổi cộm trên da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông trẻ.

Tuy nhiên, nếu trẻ sốt hơn 39 độ C và có những triệu chứng khác như bứt rứt, khó ngủ, quấy khóc hoặc ngủ li bì, thỉnh thoảng giật mình và giơ hai tay lên thì nên nghĩ đến tình trạng biến chứng ở trẻ và cần đưa đến bệnh viện kịp thời. Nếu để trễ từ 6 đến 12 tiếng, bệnh có thể trở nặng, trẻ lừ đừ, run chi, trợn mắt, rung giật cơ, tim nhanh, mạch nhanh, thở nhanh và có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong.

Phát hiện bệnh sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời thì trẻ dù có biến chứng nặng cũng có thể cứu được. Và điều may mắn nhất đến nay là khi được cứu, trẻ bị tay chân miệng không có di chứng nặng nề nào cho sự phát triển về sau.

Phòng chống bệnh chân tay miệng

Để phòng, chống dịch bệnh tay-chân-miệng, ngành y tế khuyến cáo mọi người, nhất là trẻ em, người chăm sóc trẻ nên thực hiện ba sạch: ăn (uống) sạch; ở sạch; bàn tay sạch và chơi đồ chơi sạch. Mọi người cần rửa tay nhiều lần trong ngày bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, thực hiện tốt vệ sinh ăn uống. Thường xuyên lau chùi các bề mặt tường, sàn nhà, đồ vật, tay nắm cửa, vịn cầu thang, đặc biệt là đồ chơi, vật dụng học tập của trẻ bằng các dung dịch tẩy rửa, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám và thông báo cho y tế địa phương. Đối với trẻ đang đi học, phụ huynh phải cho trẻ nghỉ học để tránh lây lan bệnh tay-chân-miệng trong trường học.

Mọi thắc mắc về vấn đề sức khỏe bạn có thể gọi điện trực tiếp đến tổng đài 19006191 để được tư vấn.

 

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT