Bệnh còi xương là một bệnh lý rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ. Vậy dấu hiệu nhận biết của bệnh còi xương là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết sau.
1.Bệnh còi xương ở trẻ là gì?
Bệnh còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và phốt pho ( đây là những chất cần thiết cho sự phát triển của xương).
Bệnh còi xương thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, nguyên nhân gây còi xương chủ yếu là do thiếu ánh sáng mặt trời, do kiêng khem quá mức và chế độ ăn không đủ chất can xi – phốt pho, trẻ không được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh còi xương ở trẻ
Dấu hiệu nhận biết còi xương ở trẻ bao gồm:
-Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, dễ giật mình và hay ra mồ hôi trộm.
-Tóc của trẻ rụng nhiều, đặc biệt là ở vùng sau gáy như hình vành khăn.
-Các biểu hiện ở xương như: Thóp rộng và mềm, thóp lâu kín, xuất hiện bướu đỉnh đầu, bướu trán (trán dô), hoặc đầu bẹp trông giống cá trê.
-Chậm mọc răng táo bón.
-Chậm phát triển vận động: Chậm biết lẫy, lật, bò, đi, đứng…
-Nếu trẻ bị còi xương nghiêm trọng có nguy cơ gây ra những biến chứng như: có chuỗi hạt ở xương sườn, lồng ngực hình ức gà hay còn gọi là ngực lồi, và chân vòng kiềng, chân cong hình chữ X, chữ O.
Vậy nên, khi thấy trẻ có dấu hiệu của bệnh còi xương cha mẹ cần phải đưa trẻ đi khám sớm để được điều trị kịp thời.