Bệnh thấp tim hay còn gọi thấp khớp cấp hoặc sốt thấp khớp (Rheumatic Fever) bệnh thường khởi phát sau một đợt viêm họng do liên cầu beta tan huyết nhóm A. Cho tới nay, bệnh vẫn khá thường gặp ở các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) và là nguyên nhân hàng đầu của bệnh van tim ở người trẻ tuổi. Bệnh thường gặp từ 6-15 tuổi, nhưng không ít trường hợp xảy ra ở lứa tuổi 20.
Bệnh thấp tim là bệnh gì?
Thấp tim còn gọi là: Bệnh Bouillaud: mang tên một thầy thuốc người pháp mô tả bệnh lần đầu năm 1824.
Thực chất bệnh thấp tim là hậu quả của một bệnh nhiễm liên cầu khuẩn beta tan máu nhóm A vùng hầu họng, là một bệnh toàn thân, bệnh của tổ chức liên kết gây tổn thương nhiều bộ phận ( tim, khớp, da, thần kinh…) nhưng tổn thương tim là nguy hiểm nhất vì có thể gây tử vong.
Đặc điểm bệnh thấp tim:
Là bệnh của trẻ em ở lứa tuổi học đường, rất thường gặp ở trẻ em từ 6-15 tuổi.
Bệnh rất phổ biến ở các nước chậm và đang phát triển. Đặc biệt ở nước ta tỉ lệ bệnh thấp tim còn cao.
Nguyên nhân gây bệnh đã được biết rõ nhưng cơ chế sinh bệnh còn có nhiều bàn cãi, có nhiều điều đang cần được làm sáng tỏ.
Là một bệnh có thể phòng được nhưng hiện nay việc phòng bệnh mới chỉ giới hạn trong phạm vi dùng thuốc… việc sản xuất các loại vacxin để giải quyết tận gốc các bệnh nhiễm liên cầu khuẩn gây nên bệnh thấp tim còn là một vấn đề chưa thể thực hiện được.
Biểu hiện bệnh thấp tim:
- Viêm họng: Hay gặp trước đó 1-2 tuần. Toàn thân: người bệnh có sốt nhẹ hoặc sốt cao; toàn thân mệt mỏi, ăn uống kém; có thể ho, đau ngực…
- Viêm khớp: Thường hay gặp ở các khớp nhỡ hoặc khớp lớn như: đầu gối, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay… khớp đau di chuyển, hạn chế vận động, sưng nóng đỏ. Đặc điểm của viêm khớp: Đáp ứng rất nhanh với salicylat, khi khỏi không để lại di chứng, không điều trị cũng tự khỏi sau 4 tuần.
- Viêm van tim
- Viêm cơ tim: Nhịp tim thường nhanh, tương ứng với tăng 10C thì nhịp tim tăng 30 đến 35 ck/ph, có thể có ngoại tâm thu nhĩ hoặc thất, có thể có tiếng ngựa phi ở mỏm hoặc trong mỏm.
- Viêm màng ngoài tim: Tiếng tim mờ, có thể nghe thấy tiếng cọ màng tim.
- Biểu hiện tổn thương thần kinh trung ương như người bệnh có những động tác ở một hoặc hai chi với đặc điểm: biên độ rộng, đột ngột, không có ý thức, tăng lên khi thức và giảm hoặc hết động tác nếu tập trung vào một việc nào đó hoặc khi ngủ.
- Hồng ban vòng (erythema marginatum) hay ban Besnier: Vòng ban hồng, xếp thành quầng có đường kính của viền 1-2 mm, hay gặp ở thân, mạn sườn, gốc chi, không có ở mặt. Ban mất đi sau vài ngày.
Điều trị bệnh thấp tim
- Điều trị bệnh thấp tim thường chủ yếu điều trị nội khoa kết hợp với việc nghỉ ngơi và dinh dưỡng.
- Nghỉ ngơi đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh.
- Thường điều trị kháng sinh liều cao để diệt liên cầu, thuốc chống viêm khớp, viêm tim và điều trị các thuốc trợ tim.
Phòng bệnh thấp tim:
- Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh thấp tim, chỉ phòng bệnh nhắm vào việc phòng tránh nhiễm vi khuẩn liên cầu beta tan huyết nhóm A.
- Tuy nhiên vi khuẩn này rất hay kháng thuốc, điều trị dự phòng cần kết hợp ít nhất 2 nhóm thuốc đó là: penicilin (ưu tiên số 1) và erythromycin (nếu dị ứng với penicilin).
- Điều trị dự phòng bằng thuốc uống hoặc tiêm.
- Thời gian phòng thấp: Thấp tim chưa có biến chứng van tim: Phòng thấp tim tái phát ít nhất là 5 năm và ít nhất đến năm 18 tuổi.
- Thấp tim có biến chứng van tim: Phòng thấp tim tái phát kéo dài ít nhất đến năm 45 tuổi.
Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.