Khi trẻ mắc dị tật sứt môi, hở hàm ếch sẽ rất khó khăn trong quá trình ăn uống, phát âm ,đồng thời khiến trẻ thiếu tự tin giao tiếp,khó hòa nhập với các bạn và mọi người xung quanh.Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sứt môi hở hàm ếch và việc khắc phục rất khó khăn phức tạp, vì vậy khi mang thai, mẹ cần lưu ý những điểm dưới đây để tránh trẻ sinh ra bị sứt môi hở hàm ếch.
Khái quát chung về sứt môi,hở hàm ếch.
Thông thường, môi của trẻ được hình thành vào giữa tuần thứ 4 và thứ 5 của thai kì, và hàm trên được hình thành giữa tuần thứ 7 và thứ 8. Do đó các dị tật về môi và khe hàm xảy ra vào những thời điểm trên, tuy nhiên việc phát hiện ra dị tật lại ở các thời điểm tuổi thai về sau. Sứt môi hở hàm ếch được chia thành 3 dạng khác nhau,đó là :
– Sứt môi mà không bị hở hàm ếch
– Hở hàm ếch mà không sứt môi
– Sứt môi và hở hàm ếch.
Dị tật này có thể xảy ra ở một bên của miệng (hở một bên) hoặc cả hai bên miệng.
Cần lưu ý điều gì để phòng sứt môi, hở hàm ếch cho trẻ.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên dị tật sứt môi hở hàm ếch, do đó những điều mà mẹ cần lưu ý để phòng tránh tối đa cho trẻ cũng sẽ liên quan đến những nguyên nhân này. Những nguyên nhân và cách dự phòng cho trẻ:
-Nguyên nhân di truyền: Sứt môi hở hàm ếch có nguyên nhân di truyền, vì vậy nếu trong gia đình có người mắc phải dị tật này, mẹ cần lưu ý tầm soát chặt chẽ ,kết hợp chỉ dẫn và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.
-Dị tật sứt môi,hở hàm ếch có thể do mẹ sử dụng vitamin A liều cao (trên 10.000 đvqt/ngày) hoặc các loại thuốc không theo chỉ định như thuốc trầm cảm, thuốc dị ứng,… Vì vậy mẹ tuyệt đối không dùng thuốc bừa bãi trong thời gian mang thai, chỉ dùng thuốc nếu có chỉ định của bác sĩ.
-Mẹ cần điều trị khỏi các bệnh lí trước khi mang thai, có thể tiêm phòng vacxin để phòng bệnh. Trường hợp mẹ mắc bệnh trong thời gian mang thai, mẹ bị nhiễm độc hóa chất, mẹ thiếu máu,thiếu chất ,suy dinh dưỡng…cần điều trị tích cực, kết hợp bồi bổ cơ thể,đảm bảo dinh dưỡng và thăm khám siêu âm định kì.
-Mẹ nghiện rượu, bia,thuốc lá…cần cai nghiện và kiêng khem tuyệt đối,tránh ảnh hưởng tới con.
– Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy sự liên quan giữa việc hình thành dị tật với người mẹ thường xuyên hít phải khói thuốc lá hoặc sinh sống trong môi trường ô nhiễm, do đó nếu có điều kiện mẹ nên lựa chọn dưỡng thai tại những nơi có khí hậu mát mẻ, trong lành, tránh xa khói bụi, thuốc lá. Nếu điều kiện không cho phép, mẹ cần chú ý đeo khẩu trang khi ra ngoài môi trường ô nhiễm, nhắc nhở những người thân hút thuốc tại không gian khác,đảm bảo sức khỏe cho mẹ và trẻ.
Qúa trình chăm sóc và điều trị cho trẻ sứt môi hở hàm ếch rất phức tạp, đòi hỏi phối hợp của nhiều chuyên khoa như : nhi khoa, dinh dưỡng, tai mũi họng,răng hàm mặt,chuyên gia ngôn ngữ,tâm lí và quan trọng hơn cả là sự kiên trì của cha mẹ,người thân.Vì vậy cha mẹ đừng nản lòng, chính tình yêu thương của cha mẹ sẽ khiến cho trẻ có thể vượt qua mọi khó khăn để vui sống,hòa nhập.