Cholesterol là gì, cơ chế sản sinh cholesterol, cholesterol cao vì sao, ai có nguy cơ bị cholesterol cao và làm thế nào để cải thiện tình trạng tăng cholesterol máu? Bác sĩ của Trieuchungbenh.com đã có câu trả lời cho bạn.
1. Cholesterol là gì?
Cholesterol đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Cholesterol có mặt tại hầu hết các bộ phận của cơ thể con người, giúp cơ thể phát triển và hoạt động bình thường.
Cholesterol là một thành phần của lipid máu, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động của cơ thể.
Cholesterol là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động của tế bào sợi thần kinh, cũng như trong việc sản xuất một số loại hormone, giúp cơ thể hoạt động bình thường và khỏe mạnh.
Đọc thêm: Cholesterol là gì? Đặc điểm, phân loại và phương pháp điều trị
2. Cholesterol từ đâu mà có?
Cholesterol được tổng hợp qua 2 nguồn đó là:
- Nguồn ngoại sinh (là nguồn nạp từ bên ngoài) chiếm 30% như: thịt mỡ, trứng, bơ.
- Nguồn nội sinh (là nguồn gan, tế bào trong cơ thể tự tạo) chiếm 70% do cơ thể sản xuất.
Các loại cholesterol:
Cholesterol có 2 loại chính là:
- LDL – Cholesterol “xấu”,
- HDL- Cholesterol “tốt’.
Cholesterol xấu tăng cao là nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý về huyết áp, tim mạch và đột quỵ.
Đọc thêm: Sự khác nhau giữa HDL, LDL và cholesterol
3. Cholesterol cao vì sao?
Nguyên nhân gây cholesterol cao trong máu bắt nguồn từ chính thói quen hàng ngày:
Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học
Sử dụng quá nhiều chất béo trong bữa ăn hằng ngày là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh máu nhiễm mỡ. Trong đó, thịt bò, thịt bê, thịt lợn, nội tạng động vật, trứng, sữa, …chứa nhiều chất béo bão hòa. Các loại thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chứa dầu dừa, dầu cọ, bơ, ca cao cũng có hàm lượng chất béo cao. Nếu thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm này là nguyên nhân cholesterol xấu tăng cao
Béo phì
Béo phì khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao. Đặc biệt, lượng mỡ thừa thường tập trung chủ yếu ở bụng thay vì ở hông hay đùi. Béo phì khiến nồng độ HDL – cholesterol có lợi giảm còn nồng độ LDL – cholesterol tăng cao dẫn đến nguy cơ bị máu nhiễm mỡ.
Lười vận động
Khi cơ thể lười vận động sẽ làm tăng nồng độ lipoprotein xấu và làm giảm nồng độ cholesterol tốt. Chính vì thế, ít vận động, thường xuyên nằm hoặc ngồi nhiều một chỗ nguy cơ tăng máu nhiễm mỡ
Thường xuyên căng thẳng, stress
Stress, áp lực cũng là một trong những thủ phạm chính gây tăng cholesterol xấu. Nguyên nhân là do, khi cơ thể bị mệt mỏi, áp lực sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn và ít vận động, lười tập thể dục hơn. Ngoài ra, một số người còn có thói quen sử dụng rượu bia, các chất kích thích khiến cho nồng độ cholesterol trong máu tăng cao.
Thường xuyên hút thuốc lá
Hút thuốc lá khiến nồng độ cholesterol tốt trong cơ thể giảm mạnh, tăng cholesterol xấu gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.hơn bình thường.
Di truyền
nồng độ cholesterol cao có thể gây ra bởi yếu tố di truyền làm thay đổi cách cơ thể xử lý cholesterol.
Mắc một số bệnh:
Một số bệnh như tuyến giáp, tiểu đường, hội chứng buồng trứng đa nang cũng ảnh hưởng tới cholesterol của cơ thể.
4. Những dấu hiệu gơi ý cholesterol xấu tăng cao
Tăng cân,khó thở, tức ngực, đôi khi là đau nhói ở ngực, nhiều khi mắt không nhìn rõ mọi thứ, chân tay tê bì, làm việc thể lực mau mệt, làm việc trí óc thì mất tập trung, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, hoặc mắc các bệnh như xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, cục máu đông gây tắc mạch máu, suy tim, …
5. Đối tượng nên tầm soát cholesterol
- Béo phì ở bất kì độ tuổi nào ngày nay đang có xu hướng trẻ hóa;
- Tất cả những người trưởng thành từ 20 – 40 tuổi nên được xét nghiệm bilan lipid lúc đói mỗi 5 năm một lần;
- Người trên 40 tuổi nên xét nghiệm bilan lipid máu định kỳ mỗi năm một lần để phát hiện và điều trị kịp thời nếu bị rối loạn lipid máu;
- Những người có các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành,… nên xét nghiệm sớm hơn và nhiều lần hơn tùy từng trường hợp cụ thể theo khuyến cáo của bác sĩ.
6. Làm thế nào để cải thiện tình trạng tăng cholesterol máu
- Tầm soát cholesterol thường xuyên.
- Kiểm soát tốt các bệnh lý như tiểu đường, huyết áp, tim mạch, tuyến giáp.
- Tập luyện thể dục thường xuyên : 30 phút mỗi ngày như đi bộ, yoga, khí công dưỡng sinh, hơi lội…
- Chế độ ăn uống khoa học: tránh các thực phẩm như mỡ, nội tạng động vật, trứng, đồ hộp chế sẵn… nên ăn nhiều hoa quả xanh đặc biệt là bưởi , uống đủ 2 lít nước 1 ngày.
- Kiểm soát cân nặng, tránh béo phì.