Trang chủSức khỏe Mẹ-BéChống chỉ định và các nguy cơ sau phẫu thuật nạo VA...

Chống chỉ định và các nguy cơ sau phẫu thuật nạo VA và cắt amidan cho trẻ

Không phải lúc nào chỉ định nạo VA hay cắt amidan ở trẻ cũng được bác sĩ tiến hành. Việc tiến hành các thủ thuật này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, bệnh lý của trẻ, do thủ thuật cũng sẽ có những nguy cơ nhất định.

Chúng ta đã tìm hiểu về những trường hợp được áp dụng để nạo VA và cắt amidan cho trẻ. Bài viết này tiếp tục với những chống chỉ định nạo VA và cắt amidan và các nguy cơ sau phẫu thuật.

Vậy nạo VA và cắt amidan được chống chỉ định khi nào?
Việc nạo VA hoặc cắt amidan không ảnh hưởng quá nhiều đến khả năng chống nhiễm trùng của trẻ nếu các bệnh lý quá phát. Tuy nhiên không có nghĩa là mọi trường hợp viêm VA hay viêm amidan đều phải phẫu thuật cắt bỏ. Viêm VA và viêm Amidan không biến chứng ở trẻ em là quá trình có lợi cho cơ thể vì giúp hình thành miễn dịch, chúng chỉ trở thành bệnh lý khi tái phát thường xuyên hoặc có biến chứng, nhất là biến chứng viêm tai giữa.

Chống chỉ định tuyệt đối: 

Khi trẻ đang mắc các bệnh về máu, bệnh tim nặng, lao tiến triển.

Chống chỉ định tạm thời: 

Chống chỉ định tạm thời khi trẻ gặp phải các dấu hiệu bệnh lý :

– Đang viêm nhiễm cấp vùng mũi họng.

– Đang nhiễm virus cấp như: cúm, sởi, ho gà, sốt xuất huyết …

– Bệnh nhân cơ địa dị ứng, hen phế quản, hở hàm ếch.

– Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, đang có dịch đường hô hấp tại địa phương

– Đang uống hay tiêm phòng dịch (chờ ít nhất 2 tuần sau uống vắc xin phòng bại liệt, 6 tháng sau tiêm phòng lao).

 Nguy cơ phẫu thuật nạo VA và cắt amidan cho trẻ

Cũng như với bất kỳ ca phẫu thuật nào, nạo VA hay cắt amidan đi kèm một số nguy cơ có thể kể đến như:

-Dụng cụ để banh miệng trong khi phẫu thuật có thể làm gãy răng, nhất là răng sữa, đôi khi cũng có thể gây chấn thương môi hoặc lưỡi (biến chứng hiếm gặp)

-Amidan thường được cắt bằng dao điện, vì vậy đôi khi có xảy ra bỏng điện ở môi hay lưỡi.

-Nhiễm trùng, mất nước, đau kéo dài và/hoặc liền thương chậm: bệnh nhân phải nhập viện lại dể truyền dịch và kiểm soát đau.

-Chảy máu: Trong đó chảy máu sau mổ là biến chứng thường gặp, vào ngày đầu tiên sau mổ và lần thứ hai xuất hiện 5-7 ngày sau phẫu thuật,khi lớp vảy phủ vết thương vùng amidan bong ra. Sau nạo VA máu thường chảy ít hơn so với sau cắt amidan. Một số trường hợp hợp chảy máu nhiều, phải nhét bấc mũi cầm máu, hiếm hơn có thể phải truyền máu nếu lượng máu mất rất lớn.

-Sau nạo VA, một số trẻ bị thay đổi giọng vì có quá nhiều không khí thoát ra đằng mũi. Một số trẻ bị thoát đồ ăn lỏng hoặc đặc qua mũi khi ăn. Những thay đổi này thường là tạm thời. Nếu chúng tồn tại dai dẳng 4-6 tuần thì cần thông báo với bác sĩ. Một số trẻ có thể thay đổi giọng vĩnh viễn (hiếm gặp).

-Mặc dù amidan không bao giờ mọc lại, VA có thể phát triển lại, nhất là ở trẻ nhỏ khiến cho trẻ có thể không thuyên giảm các triệu chứng bệnh lý trước đây như viêm xoang tái phát/chảy nước mũi không được cải thiện,tắc nghẽn đường thở, ngủ ngáy, ngừng thở khi ngủ hay thở miệng không được cải thiện.

-Trong những trường hợp cực kỳ hiếm, thành sau mũi hoặc miệng bị đóng kín toàn bộ hay một phần do sẹo, phải phẫu thuật lại để sửa.

Do đó, cha mẹ cần lưu ý tới một vài dấu hiệu bất thường ở trẻ để có hướng xử trí kịp thời. 

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT