Trang chủTIÊU HÓA - GAN MẬTĐiều trị chăm sóc người bệnh đái tháo đường.

Điều trị chăm sóc người bệnh đái tháo đường.

Đái tháo đường là bệnh lí thường gặp nhất, gây nhiều biến chứng nguy hiểm như mù lòa,tim mạch, thần kinh… nếu như không được điều trị kiểm soát đường huyết.  Trong việc chăm sóc điều trị bệnh nhân đái tháo đường,cần đặc biệt chú ý tới các vấn đề quan trọng : Chế độ ăn uống,việc dùng thuốc,theo dõi biến chứng.

Chế độ ăn uống cho bệnh nhân đái tháo đường.

Xây dựng chế độ ăn hợp lí nhằm duy trì dinh dưỡng,duy trì cân nặng,chống béo phì, cân bằng chuyển hóa,tránh tình trạng đường huyết kịch phát sau mỗi bữa ăn,đồng thời hạn chế được tối đa các biến chứng:

– Đáp ứng nhu cầu năng lượngcủa bệnh nhân, điều chỉnh tuỳ thuộc tình trạng mỗi bệnh nhân do thể trạng gầy, béo, hoặc tính chất làm việc. Tuổi < 40 tuổi: 42 Kcalo/kg. Tuổi > 40 tuổi: 32 Kcalo/kg.

– Tỷ lệ các chất sinh năng lượng:

Protein khoảng 15-20%, lý tưởng là 0,8gam/kg thể trọng/ngày cho người lớn.

Lipid không quá 25-30% tổng số năng lượng trong ngày, trong đó chất béo bão hoà không nên quá 10%.

Glucid khoảng 50-60% tổng số năng lượng trong ngày, lấy từ các glucid phức như gạo, mỳ, khoai, hết sức tránh dùng đường đơn,có thể dùng loại đường dành riêng cho bệnh nhân đái tháo đường. Với bệnh nhân đái tháo đường typ I tránh bị tăng glucid, nên cho bệnh nhân ăn miến dong và các chất xơ để bệnh nhân đỡ đói, tránh táo bón. Thức ăn sống và cứng ít gây tăng đường máu hơn thức ăn nghiền, loãng, nấu chín.

– Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày,để tránh tình trạng đường huyết kịch phát sau mỗi bữa ăn.

chế độ thuốc, tập luyện và theo dõi đái tháo đường rất quan trọng
chế độ thuốc, tập luyện và theo dõi đái tháo đường rất quan trọng

Dùng thuốc đúng thời gian,đủ liều theo chỉ định của bác sĩ, tránh tình trạng bỏ thuốc hoặc dùng quá liều qui định. Hiện tại điều trị đái tháo đường chủ yếu là thuốc tiêm insulin, liều đầu tiên 0,6-0,7 đơn vị/kg/ngày.Các liều sau dựa vào đường máu. Trung bình 5-10 đơn vị /ngày, tăng dần cho đến khi kiểm soát được đường máu 140 mg %.

Ngoài ra có thể dử dụng viên uống hạ đường máu với tiểu đường týp II chưa có biến chứng như: gliclazide, metformine…

Hạn chế các biến chứng của đái tháo đường.

-Ngoài việc kiểm soát chế độ ăn uống và dùng thuốc, người bệnh đái tháo đường cần tích cực tập luyện thể dục thể thao, kiểm soát cân nặng cơ thể .Đây được coi là việc rất cần thiết trong điều trị tăng vì làm giảm acid béo tự do, tăng tuần hoàn và cơ lực, làm giảm biến chứng xơ vữa, tăng lipoprotein có tỷ trọng cao (HDL), làm giảm triglycerid và cholesterol.Tuy nhiên cần lưu ý khi bệnh nhân có đường máu 300 mg % hoặc ceton niệu, không được tập thể dục hoặc lao động nặng mà phải nghỉ ngơi.

Vệ sinh thân thể tránh nhiễm khuẩn: Đái tháo đường có thể gây nên các biến chứng nhiễm khuẩn như viêm răng lợi, vết xước ở da, tay, chân, vùng tỳ đè nhiều dễ gây ra loét .Do đó cần đánh răng ,súc miệng, rửa mặt hàng ngày, tắm gội bằng xà phòng và nước sạch, những chỗ sây xước phải luôn được giữ vệ sinh sạch sẽ. Mụn nhọt, lở loét hàng ngày phải được thay băng sạch sẽ, khô ráo và tránh bị nhiễm trùng, thay quần áo hàng ngày (quần áo, ra giường phải được sấy hấp…) và thay ra trải giường hàng ngày để phòng tránh nhiễm khuẩn da.

-Kiểm soát đường huyết,ngoài tình trạng đường huyết tăng quá cao gây đau đầu, sốc hoặc hôn mê sâu thì cũng cần tiến hành theo dõi , lưu ý một số triệu chứng của hạ đường máu có thể xảy ra như:

+Khi đường máu hạ nhanh thì hệ thống thần kinh giao cảm bị kích thích sản xuất ra adrenalin gây ra các triệu chứng: vã mồ hôi, run tay chân, mạch nhanh, trống ngực và bứt rứt.

+Nếu đường máu hạ chậm thì thần kinh trung ương bị ức chế gây: nhức đầu, lẫn lộn, thay đổi cảm xúc, mất trí nhớ, tê lưỡi và môi, líu lưỡi, đi lảo đảo, nhìn đôi, chóng mặt, co giật hôn mê, tế bào não có thể có những vùng tổn thương vĩnh viễn.

-Theo dõi tình trạng nhiễm toan ceton : Bệnh nhân mất nước nặng ,da, niêm mạc khô,sốt, mạch nhanh, huyết áp hạ để xử trí kịp thời.

-Dấu hiệu thần kinh như mất cảm giác, co giật, liệt nhẹ nửa người hoặc giảm thị lực.

Việc điều trị đái tháo đường cần kiên trì và tuyệt đối tuân thủ chặt chẽ. Đồng thời, mọi người cũng cần kiểm tra sức khỏe định kì, phát hiện và điều trị sớm bệnh đái tháo đường,nhất là khi trong gia đình có người đã mắc bệnh. 

RELATED ARTICLES

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT