Trang chủBỆNH CƠ XƯƠNG KHỚPĐông, tây y trong điều trị đau dây thần kinh tọa (kỳ...

Đông, tây y trong điều trị đau dây thần kinh tọa (kỳ 2)

Đau dây thần kinh tọa là bệnh thường gặp ở nước ta. Để điều trị đau dây thần kinh tọa có thể dùng y học hiện đại hoặc y học cổ truyền hoặc kết hợp cả hai.

2. Dấu hiệu cận lâm sàng:

– Xét nghiệm máu (hồng cầu, bạch cầu, công thức bạch cầu, tốc độ máu lắng) và chọc dò dịch não tủy trong trường hợp đau thần kinh tọa không điển hình và có nghi ngờ đến khối u trong ống sống …
– X quang cột sống quy ước:
+  Nếu có hình ảnh bản lề thắt lưng – cùng bình thường, cũng không cho phép loại trừ thoát vị đĩa đệm.
+ Dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm: xẹp đĩa đệm biểu hiện chiều cao của khe gian đốt hẹp hơn so với khe gian đốt trên và dưới.
+ Dấu hiệu có giá trị lớn: hình hẹp hoặc hở 1 bên đĩa đệm. Trên phim thẳng, hở 1 bên có giá trị hơn hẹp 1 bên. Nếu trên phim chụp nghiêng, hình ảnh hở 1 bên đĩa đệm vẫn không mất đi thì rất có giá trị.
– Chụp X quang có cản quang: được chỉ định chủ yếu trong trường hợp nghi ngờ đau dây thần kinh tọa có khối u gây chèn ép và gồm:
+  Chụp tủy bơm hơi (sacco – radiculographie classique): Với kỹ thuật này, các chứng hẹp ống sống, các thoát vị đĩa đệm giữa và kề giữa thấy rất rõ trên phim, nhưng các thoát vị đĩa đệm bên không phát hiện được.
+  Chụp bao rễ thần kinh (radiculographie classique): các thoát vị đĩa đệm giữa và kề giữa thấy rất rõ trên phim.
+  Chụp đĩa đệm (discographie): Trên phim chụp thẳng, nghiêng có thể thấy đĩa đệm bị thoái hóa, nhưng chỉ có đĩa đệm nào gây đau nhiều khi bơm thuốc cản quang mới đúng là đĩa đệm cần phẫu thuật.
– Các phương pháp thăm dò khác:
+  Điện cơ đồ: ghi điện cơ và đo thời trị dây thần kinh, cho phép chẩn đoán vị trí của thoát vị đĩa đệm.
+  Chụp điện toán cắt lớp (CT- scan): là phương tiện hiện đại nhất được vận dụng để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm.
B. THEO YHCT:
Y học cổ truyền phân làm 2 thể lâm sàng chủ yếu:

 Thể cấp: (Thể phong hàn phạm kinh lạc hoặc Khí huyết ứ trệ):

Đặc điểm lâm sàng
– Đau:
* Đau lưng lan xuống chân dọc theo dây thần kinh tọa.
* Đau dữ dội, đau tăng khi ho, khi hắt hơi, khi cúi gập cổ đột ngột.
* Đau tăng về đêm, giảm khi nằm yên trên giường cứng.
* Giảm đau với chườm nóng.
* Rêu lưỡi trắng, mạch phù (nếu do phong hàn).
* Lưỡi có thể có điểm ứ huyết (nếu do khí huyết ứ trệ).
– Bệnh nhân có cảm giác kiến bò, tê cóng hoặc như kim châm ở bờ ngoài bàn chân chéo qua mu bàn chân đến ngón cái (rễ L5) hoặc ở gót chân hoặc ngón út (rễ S1).
– Khám lâm sàng:
* Triệu chứng ở cột sống: cơ lưng phản ứng co cứng, cột sống mất đường cong sinh lý.
* Triệu chứng đau rễ: dấu hiệu Lasègue (+), Bonnet (+), Néri (+).
* Để xác định chính xác rễ nào bị xâm phạm, cần khám phản xạ, cảm giác, vận động, dinh dưỡng theo bảng sau:

RỄ

PXGX

Cảm giác

Vấn đề

Teo cơ

L5

PX gân gót
bình thường
Giảm hoặc mất phía ngón cái Không đi được bằng gót chân Nhóm cơ cẳng chân trước-ngoài- các cơ mu bàn chân.

S1

PX gân gót
giảm
Giảm hoặc mất phía ngón út Không đi được bằng mũi bàn chân Cơ bắp cẳng chân
Cơ gan bàn chân

Thể mạn: (Thể phong hàn thấp / Can thận âm hư):
Đây là loại thường gặp trong đau dây thần kinh tọa do các bất thường cột sống thắt lưng cũng như thoái hóa các khớp nhỏ cột sống, các dị tật bẩm sinh.
Đặc điểm lâm sàng:
– Bệnh kéo dài. Đau âm ỉ với những đợt đau tăng. Chườm nóng, nằm nghỉ dễ chịu. Thường đau 2 bên hoặc nhiều rễ.
– Triệu chứng toàn thân: ăn kém, ngủ ít, mệt mỏi. Mạch nhu hoãn, trầm nhược.

Chú ý: Đau thần kinh tọa thường có biểu hiện bằng đau lưng lan dọc xuống mặt sau mông, mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân hoặc mặt ngoài cẳng chân. Khởi phát có thể đột ngột hoặc từ từ. Khi có các dấu hiệu như vậy hãy gọi cho chúng  tôi theo số máy 19006237 để được tư vấn cụ thể. 

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT