Trang chủTIM MẠCHHở van 2 lá - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều...

Hở van 2 lá – Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh lý hở van 2 lá là tình trạng bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Bệnh lý hở van 2 lá là tình trạng bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

1. Hở van 2 lá là gì?

Van 2 lá ở tim nằm giữa tâm nhĩ trái (khoang nằm ở phần tim trên) và tâm thất trái (khoang nằm ở phần tim dưới). Van hai lá mở khi tâm nhĩ bơm máu đến tâm thất và đóng lại khi tâm thất bơm máu đi đến các bộ phận của cơ thể. Việc đóng lại này ngăn không cho máu đi ngược vào lại tâm nhĩ.

Hiện tượng máu từ tâm thất rỉ ngược vào tâm nhĩ gọi là sự trào ngược. Khi đó máu từ tim không bơm ra ngoài một cách bình thường, và tâm nhĩ không thể nhận máu ở lần co bóp tiếp theo. Máu có thể tồn đọng ở phần bên tim phải (và đi đến phổi) gây phù phổi. Tâm thất trái sau đó phải làm việc quá mức để tống máu đi. Và điều này về sau có thể gây suy tim.

2. Nguyên nhân bệnh hở van 2 lá.

Nguyên nhân gây ra bệnh hở van 2 lá là do van hai lá bị tổn thương. Tổn thương van hai lá có thể là hậu quả của khuyết tật bẩm sinh hoặc bệnh nhồi máu cơ tim (1 phần tim bị chết do không nhận đủ máu):

  • Sa van hai lá: với tỷ lệ mắc là 1/20 người, thường gặp ở phụ nữ. Lúc này các lá van và dây chằng hỗ trợ van bị suy yếu, lá van phình lên tâm nhĩ trái mỗi lần tâm thất co, sau một thời gian sẽ tiến triển thành hở van 2 lá.
  • Tổn thương dây chằng van 2 lá: khi tuổi cao hoặc chấn thương vùng ngừa khiến các dây chằng bị co kéo hoặc rách.
  • Bệnh thấp khớp cấp (thấp tim): biến chứng sau nhiễm liên cầu khuẩn Streptococus. Ban đầu là viêm họng, hệ miễn dịch của cơ thể đề kháng với vi khuẩn, đồng thời đề kháng với các tế bào cơ tim (van hai lá).
  • Viêm nội tâm mạc do vi khuẩn hoặc nhồi máu cơ tim gây tổn thương trực tiếp các mô của van hai lá
  • Dị tật tim bẩm sinh….
Hình ảnh có liên quan
Dị tật tim bẩm sinh cần được phát hiện sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm.

3. Các triệu chứng bệnh hở van 2 lá

Triệu chứng bệnh hở van 2 lá rất đa dạng tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của hở van. Ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể vẫn sống khỏe mạnh không có triệu chứng, nhưng ở giai đoạn tiến triển, các dấu hiệu có thể xuất hiện như:

  • Ho khan, ho nhiều về đêm gây khó ngủ và không nằm ngửa được, có thể ho ra bọt màu hồng
  • Khó thở: Hở van 2 lá khiến người bệnh cảm thấy khó thở khi nằm hoặc khi gắng sức, bắt đầu tập thể dục. Triệu chứng này xuất hiện là do máu bị tắc nghẽn ở các mao mạch phổi.
  • Ngất xỉu, chóng mặt hoặc mệt mỏi cùng cực khi hoạt động liên tục.
  • Đau thắt ngực xuất hiện khi lượng máu về động mạch vành bị suy giảm.
  • Nhịp tim nhanh hơn bình thường, cảm giác có trống ngực, hồi hộp.
  • Phù bàn chân hoặc mắt cá chân
  • Đêm đi tiểu nhiều.

4. Những yếu tố làm tăng nguy cơ hở van 2 lá

Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc hở van hai lá thường gặp bao gồm:

  • Tiền căn sa van.
  • Nhồi máu cơ tim: có thể làm tổn thương cơ tim, ảnh hưởng chức năng van hai lá.
  • Bệnh tim: ví dụ bệnh mạch vành.
  • Dùng thuốc: ergotamine (Cafergot, Migergot) hoặc các thuốc tương tự để điều trị đau nửa đầu, pergolide, cabergoline, thuốc chống thèm ăn fenfluramine và dexfenfluramine.
  • Nhiễm trùng: như viêm nội tâm mạc và sốt thấp, có thể làm tổn thương van hai lá.
  • Bệnh tim bẩm sinh.
  • Tuổi: đến tuổi trung niên dần có sự thoái hóa tự nhiên của van hai lá.

5. Phương pháp điều trị bệnh nhân hở van 2 lá

Đối với bệnh hở van 2 lá mức độ vừa phải, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc để ngăn ngừa biến chứng.

Thuốc điều trị chỉ có thể giúp người bệnh giảm bớt các triệu chứng mà không thể làm van hết hở. Phương pháp phẫu thuật thay van hai lá có thể được tiến hành khi tình trạng hở van trở nên nghiêm trọng hoặc điều trị bằng thuốc không còn đáp ứng.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT