Trang chủSức khỏe trẻ emKhi con có ăn trộm đồ,cha mẹ nên làm gì?

Khi con có ăn trộm đồ,cha mẹ nên làm gì?

Khi thấy con có ăn trộm vặt,nhiều bậc cha mẹ có thể mất bình tĩnh,đánh đập,quát tháo trẻ,lại có những gia đình lúng túng không biết xử trí ra sao,để vừa giúp con nhận ra khuyết điểm,vừa sửa và răn đe lại thói xấu này.

Những lí do gì khiến trẻ ăn trộm đồ?

Một vài lí do khiến trẻ ăn trộm đồ:

-Thích thú nhất thời trước một món đồ hoặc trẻ đang thiếu chính món đồ đấy (thường là cục tẩy,bút chì,sách vở…),nhưng không được cha mẹ đáp ứng.

-Đôi khi trẻ lấy trộm đồ của bạn này đưa sang cho bạn khác,chứ không dùng,thường có thể do ý muốn giúp đỡ nhưng không có điều kiện để giúp đỡ.

-Bạn bè xấu lôi kéo, hoặc trẻ chơi với những bạn cũng có thói quen ăn cắp ,ăn trộm.

-Do thù tức ,ghen ghét nên trẻ lấy trộm đồ

-Cần đặc biệt lưu ý tới những trẻ có tật trộm đồ mà món đồ ấy không có giá trị gì với trẻ nhưng thói quen ăn trộm lại khiến trẻ vui. Đây là một rối loạn hành vi tâm thần,liên quan đến một hóa chất não tự nhiên là serotonin.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ ăn trộm đồ?

Khi phát hiện ra trẻ ăn trộm đồ,cha mẹ không nên chửi mắng hay đánh đập trẻ,vì càng làm như vậy càng khiến trẻ xa lánh,thậm chí không ý thức được về hành vi sai trái của mình. Trong trường hợp cha mẹ thấy con trộm đồ,những việc cần làm đó là:

-Hỏi nhẹ nhàng về nguyên nhân khiến con làm chuyện đó

-Nhấn mạnh về sự tổn thương tình cảm của cha mẹ với con như “Hành động của con khiến cha mẹ rất buồn,thất vọng và xấu hổ”

-Đặt trẻ trong trường hợp người bị hại để trẻ nhận thấy việc làm của con gây nên những hậu quả gì. Tuy nhiên không nói những hậu quả quá xa vời,ví dụ như “Con làm vậy,mẹ sẽ báo công an”…,điều này nếu lặp lại nhiều lần,sẽ khiến trẻ nghĩ cha mẹ nói đùa,dần dần khiến con lớn lên coi thường pháp luật.

-Không dạy trẻ trước mặt người khác,hoặc nói trẻ là “ăn cắp”,điều này khiến trẻ mất tự tin,có thể gây phản ứng ngược khiến trẻ phản ứng tiêu cực với cha mẹ.

-Không so sánh trẻ với những đứa trẻ khác,hướng trẻ tới những người bạn tốt nhưng không được so sánh trẻ với những người bạn ấy nếu con không được như mong muốn.

-Cha mẹ phải làm gương cho con, khi dắt con đi xin lỗi người bị hại,cha mẹ có thể là người xin lỗi trước.

-Với những trẻ có rối loạn hành vi tâm thần,cần thăm khám bác sĩ tâm lí,hỗ trợ từ thuốc men hoặc các liệu pháp từ gia đình.

Cha mẹ nên dành nhiều thời gian chơi với trẻ,nắm bắt được tính cách và tâm lí phát triển của con, không nên đưa ra quá nhiều tiêu chuẩn,khắt khe hoặc ép con phải hơn thua về kết quả. Cha mẹ cũng nên có lối sống lành mạnh, thường xuyên đưa trẻ và khuyến khích con làm từ thiện,giúp con hướng thiện và tránh xa tệ nạn. 

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT