Trang chủSức khỏe Mẹ-BéChỉ định nạo VA hoặc cắt amidan cho trẻ?

Chỉ định nạo VA hoặc cắt amidan cho trẻ?

Không phải lúc nào chỉ định nạo VA hay cắt amidan ở trẻ cũng được bác sĩ tiến hành. Việc tiến hành các thủ thuật này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, bệnh lý của trẻ, do thủ thuật cũng sẽ có những nguy cơ nhất định. Ở phần I, chúng ta sẽ tìm hiểu về những trường hợp được áp dụng để nạo VA và cắt amidan cho trẻ.

Khi nào cần nạo VA hoặc cắt amidan cho trẻ ?

Sau quá trình mắc bệnh lý kéo dài mạn tính tái đi tái lại nhiều lần, gây biến chứng , VA/amdian phì đại khiến trẻ phải thở bằng miệng, nghẹt mũi, ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, ngừng thở khi ngủ…thì chỉ định nạo VA và cắt amidan mới được bác sĩ tai mũi họng đề cập đến. Do nếu VA và amidan bị viêm nhiễm kéo dài và quá phát chẳng những không thể duy trì chức năng miễn dịch mà còn dẫn tới nhiều rắc rối như:

  • Viêm VA và amidan lớn gây cản trở việc thở của trẻ, khiến trẻ phải thở miệng, ngủ ngáy và thậm chí ngừng thở khi ngủ. Thiếu oxy não thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển thể chất và trí tuệ, khả năng học tập cũng như hành vi của trẻ. VA quá lớn cũng ảnh hưởng tới khứu giác và vị giác của các bé.
  • VA phì đại có thể gây bít tắc vòi tai, dẫn tới nhiễm trùng tai, giảm thính lực và ảnh hưởng tới phát triển ngôn ngữ.
  • VA phì đại có thể khiến dịch nhầy tích tụ trong các xoang hoặc gây viêm xoang tái phát.
  • VA và amidan bị viêm thường xuyên sẽ là nơi trú ngụ của các vi khuẩn gây bệnh, từ đó chúng có thể tấn công các cơ quan khác như mũi họng, xoang, tai, thanh khí phế quản, tim, thận…

Phẫu thuật nạo VA được chỉ định trong các trường hợp sau (không có giới hạn về tuổi):

– Viêm VA tái đi tái lại nhiều lần trong năm (≥ 5 lần/1năm).
– Viêm VA điều trị nội khoa không hết, kèm theo bé có các biến chứng như viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản.. tái phát.

– V.A quá phát gây bít tắc cửa mũi sau, khiến trẻ nghẹt mũi kéo dài, gây cản trở đường thở tự nhiên.

Chỉ định cắt amidan  

– Viêm amiđan mạn tính, tái phát nhiều lần (trên 5 lần/năm)làm ảnh hưởng nhiều đến việc học tập, sức khỏe và chất lượng sống của bệnh nhi. Chỉ tính các đợt viêm amidan được bác sĩ chẩn đoán rõ ràng, không tính các đợt do người bệnh tự chẩn đoán.

– Viêm amiđan gây biến chứng như viêm phế quản phổi, viêm cơ tim, viêm cầu thận, viêm khớp, ápxe quanh amiđan, viêm hạch cổ…
– Amiđan phì đại gây tắc nghẽn, ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ hoặc gây khó nuốt, khó nói.

Vậy những trường hợp nào  cần được chống chỉ định khi nạo VA và cắt amidan,hãy cùng tìm hiểu trong phần II. 

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT