Trang chủSức khỏe trẻ emLàm sao để phân biệt cặn sữa và nấm gây tưa lưỡi...

Làm sao để phân biệt cặn sữa và nấm gây tưa lưỡi ở trẻ nhỏ

Khi trẻ ăn sữa thì thường có hiện tượng lưỡi bị trắng. Điều này làm nhiều bà mẹ thấy lo lắng không biết bé yêu bị làm sao và cách nào để chữa khỏi.

Trong trường hợp lưỡi trẻ bị trắng thì có thể do cặn sữa mẹ đọng lại hoặc bé bị tưa lưỡi do nấm. Vậy làm sao để phân biệt 2 tình trạng này?

Nấm miệng và tưa lưỡi ở trẻ
                                                          Nấm miệng 
  1. Cặn sữa là gì?

Thông thường sau khi trẻ ăn sữa xong thì trên lưỡi hay xuất hiện các chấm nhỏ mầu trắng dễ bong và trôi theo nước hoặc trẻ nuốt nước bọt, không gây đau đó là cặn sữa.

Triệu chứng: Chấm trắng nhỏ trên mặt lưỡi dễ bong, không đau làm trẻ không quấy khóc và vẫn bú bình thường hoặc bú giảm đi chút ít do cảm nhận vị giác giảm đi.

Chăm sóc:

  • Rửa tay sạch.

  • Đặt trẻ nằm trên giường hay bế trẻ.

  • Quấn gạc quanh ngón chỏ

  • Nhúng ẩm gạc bằng dung dịch NaCl 0,9% hoặc nước đun sôi để nguội.

  • Chạm nhẹ vào môi dưới của trẻ để trẻ mở miệng.

  • Nhẹ nhàng lau vòm miệng và massage nướu trẻ trước.

  • Cuối cùng đặt ngón tay vào trong phía gốc lưỡi kéo ra phía ngoài để loại bỏ cặn sữa.

  • Vệ sinh miệng thực hiện đều đặn ngày 2 lần.

  1. Tưa miệng – nhiễm nấm Candida là gì?

Tưa miệng là những màng giả màu trắng ở niêm mạc miệng, đặc biệt là mặt trên của lưỡi. Những màng giả này phát triển nhanh và ăn sâu vào niêm mạc lưỡi, vòm họng, khó bóc và bóc đi dễ chảy máu, đau rát.

Nguyên nhân gây tưa miệng:

  • Do nấm Candida sống ký sinh trong miệng, khi gặp điều kiện thuận lợi trở thành tác nhân gây bệnh.

  • Trẻ nhỏ dễ bị tưa do bài tiết ít nước bọt và niêm mạc miệng ở môi trường toan, PH thấp.

  • Bệnh lây truyền từ dụng cụ cho trẻ ăn: chén, cốc, chai sữa nhất là đầu vú cao su không sạch hoặc do đầu ti mẹ bị nấm.

  • Lây qua đường sinh dục của mẹ bị nấm trong lúc đẻ.

Triệu chứng tưa miệng

  • Chấm trắng nhỏ mọc trên đầu lưỡi, sau lan khắp trên mặt lưỡi và lan sang hai bên niêm mạc má, vòm miệng dần dần tạo thành từng đám mầu trắng sữa (mầu vàng kem hay xám) khó bóc, bóc gây đau, chảy máu.

  • Trẻ biếng ăn, bú kém.

  • Trẻ đau rát, quấy khóc.

  • Nếu nặng trẻ bị tiêu chẩy, ho, viêm phế quản phổi.

Điều trị tưa miệng:

  • Thuốc có dạng nước hoặc dạng kem có chứa hoạt chất chống nấm. Các loại thuốc phổ biến Mycostatin/ Nilstat/ Nystatin, Miconazole/ Daktar.

  • Đảm bảo vệ sinh: vệ sinh dụng cụ cho trẻ ăn, khăn ăn, vệ sinh vú mẹ trước sau khi cho trẻ bú bằng khăn ấm.

  • Điều trị cả bé và mẹ, tránh lây qua lây lại khó chữa dứt điểm.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT