Trang chủHIV/AIDSPhòng tránh HIV lây truyền từ mẹ sang con

Phòng tránh HIV lây truyền từ mẹ sang con

“Điều quan trọng nhất để hạn chế sự lây nhiễm của virus HIV từ mẹ sang con đó là giúp người mẹ chủ động tìm hiểu những kiến thức về nguy cơ lây nhiễm và đường truyền của virus HIV để phòng bệnh cho mình và tránh lây nhiễm virus sang cho con.”

ngượi mẹ HIV mang thai an toàn

 Để phòng tránh virus lây truyền từ mẹ sang con thì phải kiểm soát từ hai phía:

1. Từ phía người mẹ

Người mẹ cần phải nắm rõ:

a. Con đường và thời gian lây nhiễm HIV cho thai nhi

Sự lây truyền HIV từ mẹ sang con (LTMC) xảy ra ở cả 3 thời kỳ: 10% trong thời kỳ mang thai (do máu mẹ qua màng rau thai bị tổn thương sang máu con,  15%-20% trong thời kỳ chuyển dạ đẻ (tiếp xúc với máu, dịch cơ thể của người mẹ chứa HIV), và 10% trong thời kỳ cho con bú (sữa mẹ có chứa HIV, núm vú tổn thương có thể chảy máu…).

b. Những lưu ý khi mang thai

Nếu phụ nữ nhiễm HIV vẫn muốn mang thai cần được tư vấn và được thăm khám thai hàng tháng ở các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, uống thuốc kháng virus để điều trị dự phòng theo phác đồ của bộ y tế, cung cấp các biện pháp chăm sóc và dự phòng thích hợp trong quá trình chuyển dạ và sinh đẻ như đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối khi đỡ đẻ, hạn chế các can thiệp gây chảy máu ( cắt tầng sinh môn), chỉ mổ lấy thai khi có chỉ định của sản khoa.

Với phụ nữ HIV mang thai, nếu được uống theo phác đồ điều trị sớm, có thể bảo đảm hiệu quả tối ưu trong việc giảm tỉ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con. Phụ nữ có HIV mang thai không được dừng sử dụng ARV vì sẽ dẫn tới tình trạng suy giảm miễn dịch, gây nguy cơ kháng thuốc và làm tăng nguy cơ lây truyền HIV cho con.

2. Từ phía con

Chủ yếu là tư vấn cho người mẹ về những lợi ích và nguy cơ lây nhiễm HIV khi cho trẻ bú. Tốt nhất là nuôi trẻ bằng sữa thay thế nếu có điều kiện. Trường hợp không có điều kiện sử dụng sữa thay thế, cần hướng dẫn người mẹ cho bú hoàn toàn trong thời gian đầu, sau đó cai sữa sớm chuyển ăn dặm ngay khi có thể để giảm nguy cơ lây truyền HIV cho trẻ. Trẻ cần được giới thiệu và chuyển gửi tới các phòng khám ngoại trú cho trẻ em để theo dõi và điều trị ARV.

Trước đây, phác đồ điều trị HIV chung trên thế giới là chờ khi nào tình trạng miễn dịch giảm mới điều trị bằng thuốc ARV. Nhưng cách đây 3 đến 4 năm, một nghiên cứu của Mỹ cũng đã cho thấy,  những trẻ nhiễm HIV được điều trị càng sớm thì càng sống lâu, sống tốt, phát triển tinh thần và thể chất rất tốt. Vì vậy phác đồ điều trị cho trẻ nhiễm HIV được thay đổi theo hướng trẻ nhiễm HIV được tiến hành điều trị ngay từ khi 4-8 tuần tuổi, bất kể tình trạng miễn dịch thế nào. Và nghiên cứu mới đây nhất của Mỹ lại cho thấy cần phải điều trị sớm cho trẻ trong 30 giờ đầu tiên.

Thực tế khi tiến hành điều trị ARV càng sớm thì ảnh hưởng của HIV đối với trẻ càng được giảm thiểu, đó là điều đáng mừng và là niềm hi vọng cho những đứa trẻ không may mắn có mẹ nhiễm HIV.

Như vậy ngày nay nhờ những nghiên cứu mới mà những người mẹ nhiễm HIV hoàn toàn có khả năng mang thai và chăm sóc một đứa con khỏe mạnh như bao người khác.

Nếu cần tư vấn chuyên sâu về HIV/AIDS bạn hãy gọi điện đến tổng đài  

1900 6237 để được tư vấn trực tiếp!

BS Nguyên Hoa

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT