Trang chủTIM MẠCHDấu hiệu cảnh báo suy tim sung huyết

Dấu hiệu cảnh báo suy tim sung huyết

Suy tim sung huyết (suy tim) được coi là con đường chung của hầu hết các bệnh lý tim mạch, tình trạng này gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh, thậm chí có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Đọc thêm: Suy tim là gì?

1. Suy tim sung huyết là gì?

Suy tim sung huyết hay còn gọi là suy tim ứ huyết, chỉ tình trạng cơ tim suy yếu, giảm khả năng co bóp để cung cấp đủ máu cho các cơ quan hoạt động. Đồng thời, tim cũng không thể hút máu từ hệ thống tĩnh mạch trở về đầy đủ, gây ứ trệ tuần hoàn ở ngoại biên, gây phù chân, bụng, phổi…

2. Nguyên nhân gây bệnh suy tim sung huyết

  • Tăng huyết áp
  • Bệnh lý van tim như: Hẹp hở van hai lá, hẹp hở van ba lá, hẹp hở van động mạch chủ, hẹp van động mạch phổi
  • Bệnh cơ tim như nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim…
  • Bệnh lý tim bẩm sinh
  • Một số rối loạn nhịp tim: Cơn nhịp nhanh thất, nhịp nhanh bất thường,…
  • Bệnh lý toàn thân như: Bệnh tuyến giáp, thiếu máu, bệnh về phổi.

3. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh suy tim sung huyết

Tất cả các bệnh tim mạch hoặc các tổn thương tim đều có thể dẫn tới suy tim sung huyết, trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là: 

  • Bệnh van tim: Hẹp van tim và/hoặc hở van tim
  • Bệnh cơ tim
  • Rối loạn nhip tim
  • Bệnh mạch vành
  • Bệnh cao huyết áp. 

Và một số nguyên nhân khác như các bệnh về phổi, nhiễm trùng, thiếu máu, cường giáp, tiểu đường….

Hình ảnh có liên quan

4. Các triệu chứng của bệnh suy tim sung huyết

Nếu suy tim ở giai đoạn nhẹ có thể không có triệu chứng gì, nhưng khi bệnh tiến triển nặng lên, người bệnh có thể gặp phải một số dấu hiệu như:

  • Khó thở, hụt hơi: Ban đầu người bệnh chỉ khó thở nhẹ mỗi khi gắng sức, nhưng về sau khó thở xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi.
  • Mệt mỏi và suy nhược cơ thể: do tim không đáp ứng đủ nhu cầu máu của các bộ phận trong cơ thể
  • Đau tức ngực, nặng ngực: như có vật chèn ép lồng ngực.
  • Ho khan: ho có thể xuất hiện nhiều hơn về đêm, khi nằm gây mất ngủ.
  • Hoa mắt, chóng mặt, có thể ngất xỉu.
  • Nhịp tim nhanh: hồi hộp, đánh trống ngực, ngay cả khi nghỉ ngơi.
  • Phù: có thể thấy rõ nhất là ở mắt cá chân, bàn chân.
  • Tăng cân nhanh: nếu cơ thể bạn đột ngột tăng hơn 2 kg trong 3 ngày, đó có thể là dấu hiệu của suy tim.

Ngoài ra, người bệnh suy tim còn có thể có một số triệu chứng: Đi tiểu đêm, đầy hơi, buồn nôn hoặc chán ăn…

5. Các biến chứng của suy tim sung huyết

Suy tim sung huyết có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Đột quỵ
  • Nhồi máu cơ tim
  • Rối loạn nhịp tim
  • Suy gan thận
  • Phù phổi cấp…

Tuy nhiên, nếu được thăm khám và điều trị kịp thời kết hợp với thay đổi lối sống, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.

Hình ảnh có liên quan

6. Những xét nghiệm chẩn đoán 

Ngoài thăm khám lâm sàng, bác sĩ còn thực hiện thêm hai thử nghiệm khác để chẩn đoán chính xác sự tồn tại của suy tim.

Đầu tiên là siêu âm tim – một xét nghiệm hình ảnh đơn giản, không xâm lấn, sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh tim trong khi đang đập. Nếu kết quả cho thấy tỷ lệ máu được tim tống đi thấp hơn bình thường khi tâm thất trái co lại thì khả năng cơ tim đã tổn thương là rất cao. Những dấu hiệu khác cho thấy suy tim bao gồm tình trạng thành cơ tim dày lên bất thường và van tim có vấn đề.

Xét nghiệm thứ hai trong việc xác định suy tim khởi phát sớm là tìm kiếm các chỉ dấu sinh học (biomarker) ở trong máu, chẳng hạn như natriuretic peptide loại B. Những chỉ dấu này báo hiệu rằng tim đang hoạt động quá sức và cần được hỗ trợ, giúp đỡ.

Suy tim sung huyết là một căn bệnh khá nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Để kịp thời điều trị, ngăn chặn bệnh tiến triển xấu hơn thì bạn nên biết những dấu hiệu suy tim đặc trưng nhất.

Đọc thêm:

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT