Trang chủSức khỏe Mẹ-BéBệnh tiểu đường khi mang thai

Bệnh tiểu đường khi mang thai

Khi mang thai, việc thay đổi nội tiết có thể khiến mẹ bầu gặp phải các vấn đề bệnh lí, trong đó có bệnh tiểu đường đường thai kì. Nếu không phát hiện và kiểm soát lượng đường trong máu, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Phòng tránh tiểu đường thai kì
Phòng tránh tiểu đường thai kì

Đây là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, được phát hiện trong thời kỳ mang thai. Có thể nói, đái tháo đường (ĐTĐ) thai kỳ chính là một thể bệnh ĐTĐ, chỉ xuất hiện và chỉ tồn tại trong thời gian người phụ nữ mang thai. ĐTĐ thai kỳ khởi phát trong khi có thai và tự khỏi sau khi sinh. Nếu trong vòng 6 tuần sau khi sinh, người mẹ ĐTĐ thai kỳ chưa khỏi bệnh thì lúc này không được chẩn đoán là ĐTĐ thai kỳ nữa mà thuộc thể bệnh ĐTĐ týp 1, týp 2, ĐTĐ do dinh dưỡng hoặc ĐTĐ triệu chứng. Có nghĩa là  chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ một cách chắc chắn nhất đó là chẩn đoán hồi cứu sau khi sinh 6 tuần.

1. Yếu tố nguy cơ tiểu đường thai kỳ

  • Tuổi trên 25 , nhưng nguy cơ thậm chí còn lớn hơn khi mang thai ở tuổi trên 35.
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Tiền sử bản thân bị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước đó.
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường type 2.

2. Tiểu đường trong giai đoạn mang thai

Tiểu đường có thể ảnh hưởng đến thai nhi phát triển trong suốt thai kỳ. Trong kỳ đầu mang thai, bệnh tiểu đường của một người mẹ có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh và gia tăng tỷ lệ sẩy thai.

Tăng đường máu trong thời kỳ mang thai sẽ làm tổn hại dến thai nhi, gây ra những bất thường bẩm sinh, thai to hoặc sảy thai. Trong 6 tháng cuối của thời kỳ mang thai, nếu người mẹ bị tăng đường huyết thì cũng gây tăng đường huyết cho thai nhi và gây ra tình trạng tăng insulin ở thai nhi. Sau khi sinh, do trẻ không nhận được lượng đường nhiều như khi còn đang ở trong tử cung của mẹ nữa, sự dư thừa insulin sẽ làm cho đường máu của trẻ dưới mức bình thường. Hạ đường máu ở trẻ rất dễ gây tổn thương các tế bào thần kinh não bộ nếu không được điều trị kịp thời. Thai của những người mẹ ĐTĐ có xu hướng to hơn bình thường nên rất dễ có nguy cơ bị đẻ non. Do đẻ non nên trẻ có nhiều nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.

 

Kiểm tra huyết áp và đường máu thường xuyên

Tăng đường huyết ở phụ nữ mang thai sẽ gây nên tiền sản giật (tăng huyết áp, phù…) nếu không được kiểm soát tốt đường huyết. Tăng huyết áp ở người mẹ sẽ de dọa đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi. ĐTĐ thai kỳ có thể làm tăng nồng độ xê-tôn máu của người mẹ, bởi vậy mà thai nhi cũng bị tăng xê-tôn máu – một yếu tố không thuận lợi cho sự phát triển bình thường của thai nhi.

2.1 Các biến chứng của bệnh

Các biến chứng có thể ảnh hưởng đến mà bầu như:

-Mẹ đau lưng,mệt mỏi,chuột rút,táo bón,khó ngủ…

-Tiền sản giật: Đái tháo đường thai kì làm tăng nguy cơ tiền sản giật,có thể đe dọa tính mạng cho cả mẹ và bé

-Nhiễm trùng đường tiểu

– Nguy cơ tái phát đái tháo đường trong những lần mang thai sau với những biến chứng nguy hiểm sớm

-Có khả năng phát triển bệnh tiểu đường, thường là tiểu đường typ 2 khi già đi.

Các biến chứng ảnh hưởng đến em bé:

-Sảy thai tự nhiên,có nguy cơ đẻ non.

-Thai to, đa ối, vượt quá tăng trưởng

-Trẻ nhẹ cân,suy dinh dưỡng,hạ đường huyết sơ sinh,hạ canxi máu sơ sinh: Do việc kiểm soát đường huyết của mẹ quá chặt,mẹ nôn nhiều…

-Hội chứng suy hô hấp,vàng da

-Nguy cơ béo phì và tiểu đường loại 2 sau này

-Chậm phát triển về kỹ năng, hoặc các rối loạn về tăng động.

-Các bệnh lí về võng mạc,hoặc về thân như viêm thận-viêm bể thận…

3. Các triệu chứng bệnh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kì
Tiểu đường thai kì

Vì tiểu đường thai kỳ không gây ra triệu chứng, bạn cần phải được kiểm tra về tình trạng này.

4. Sàng lọc bệnh tiểu đường thai và xét nghiệm

Tất cả phụ nữ trong giai đoạn mang thai nên được kiểm tra bệnh tiểu đường thai kỳ khi mang thai của họ. Sàng lọc có thể được thực hiện bằng cách lấy lịch sử y tế của người phụ nữ, kiểm tra các yếu tố rủi ro nhất định, hoặc sàng lọc với một thử nghiệm dung nạp glucose.

5. Phương pháp điều trị và dự phòng

Nguyên tắc điều trị cơ bản và quan trọng nhất là kiểm soát lượng đường trong máu,giúp bé khỏe mạnh và tránh các biến chứng.

-Theo dõi lượng đường trong máu 4-5 lần/ngày, vào buổi sáng và sau bữa ăn.

-Chế độ ăn uống: nhiều trái cây,rau và ngũ  cốc,hạn chế ăn đồ ngọt,chất béo,chất kích thích…

-Tập thể dục đều đặn: giúp làm giảm lượng đường trong máu,do đường sẽ được vận chuyển đến các tế bào sử dụng cho năng lượng hoạt động.

-Sử dụng isulin để giảm lượng đường trong máu theo chỉ định bác sĩ.

-Theo dõi,quan sát sự tăng trưởng của bé,kiểm tra đường huyết định kì

Để dự phòng bệnh tiểu đường thai kì, mẹ cần duy trì thói quen lành mạnh, giữ cân nặng ổn định, siêu âm và làm các xét nghiệm cơ bản trong thời gian mang thai, thăm khám bác sĩ khi có những dấu hiệu bất thường.

Mọi vấn đề về sức khỏe, tâm lý vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

RELATED ARTICLES

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT