Trang chủTIM MẠCHTim đập nhanh có phải là dấu hiệu bệnh lý?

Tim đập nhanh có phải là dấu hiệu bệnh lý?

Tim đập nhanh thường gây nên cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập thình thịch. Nhịp tim nhanh có thể là phản ứng sinh lý của cơ thể với tác nhân môi trường do đó vô hại như sau khi chơi thể thao, chạy bộ, sợ hãi… Trong vài trường hợp, nhịp tim nhanh có thể là triệu chứng của bệnh lý như rối loạn nhịp tim, cường tuyến giáp và cần phải điều trị y tế.

Nhịp tim bình thường là bao nhiêu? Cách chuẩn đoán bệnh từ nhịp tim

Nhịp tim bình thường ở người lớn khỏe mạnh là 60-100 nhịp/phút

1. Thế nào là nhịp tim bình thường, nhịp tim nhanh?

Tần số tim ở người bình thường thay đổi theo độ tuổi, giới tính, trạng thái thể chất, cảm xúc… Nhịp tim bình thường của người trưởng thành khỏe mạnh là từ 60-100 nhịp/phút. Nếu tim đập trên 100 nhịp/phút được gọi là nhịp tim nhanh. Sau đây là chỉ số nhịp tim bình thường theo độ tuổi được khuyến cáo bởi Hội y khoa Anh:

Độ tuổi Nhịp tim bình thường (nhịp/phút)
Trẻ sơ sinh 120-160
Trẻ 1-12 tháng 80-140
Trẻ 1-2 tuổi 80-130
Trẻ 2-6 tuổi 75-120
Trẻ 7-12 tuổi 75-110
Người lớn từ 18 tuổi 60-100
Vận động viên 40-60

2. Nguyên nhân nào gây ra nhịp tim nhanh?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tim đập nhanh. Thông thường, tim đập nhanh có liên quan đến tình trạng thể chất, cảm xúc nhưng cũng có thể do bệnh lý.

  • Nguyên nhân sinh lý:

– Cảm xúc mạnh như lo âu, sợ hãi hoặc hồi hộp, căng thẳng cũng có thể khiến tim đập nhanh

– Hoạt động thể lực mạnh, ví dụ sau chơi thể thao, chạy bộ, lao động nặng…

– Sử dụng các chất kích thích như caffeine, nicotine, rượu hoặc ma túy như cocaine, thuốc cảm cúm, thuốc ho có chứa peudoephedrine

– Thay đổi nội tiết tố trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc tiền mãn kinh.

– Sử dụng các thuốc thảo dược và dinh dưỡng bổ sung.

  • Nguyên nhân bệnh lý:

– Các tình trạng bệnh lý không do tim mạch, trong đó có bệnh tuyến giáp, đường huyết thấp, thiếu máu, huyết áp thấp, sốt và mất nước cũng gây ra nhịp tim nhanh.

– Các bệnh lý tim mạch liên quan đến tim đập nhanh bao gồm: nhồi máu cơ tim, suy tim, bệnh van tim, viêm cơ tim, loạn nhịp tim, rung nhĩ…

3. Khi nào tim đập nhanh phải đi khám bác sĩ?

Thông thường cảm giác đánh trống ngực sẽ không thường xuyên và thoáng qua thì chưa cần thăm khám chuyên khoa. Hoặc nếu tình trạng này xuất hiện sau khi hoạt động thể lực mạnh, dùng chất kích thích… thì bạn chỉ cần cắt đứt các nguy cơ thì nhịp tim lại trở về bình thường. Nếu bạn đã có tiền sử bệnh tim hoặc nhịp tim nhanh xảy ra thường xuyên ngay cả khi nghỉ, hoặc ngày càng nặng hơn, nên tư vấn với bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, nếu tim đập nhanh xuất hiện cùng các dấu hiệu sau thì nên đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu:

– Chóng mặt

– Khó thở

– Đau tức ngực

– Ngất xỉu

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT