Bên cạnh tình trạng tăng huyết áp thì tụt huyết áp cũng là một triệu chứng thường gặp. Những thói quen xấu trong ăn uống có thể làm xấu thêm các triệu chứng của huyết áp thấp. Ngược lại, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người có huyết áp thấp cải thiện được số đo huyết áp như mong muốn.
Tình trạng tụt huyết áp là gì?
Đọc thêm: Huyết áp thấp là bao nhiêu? Triệu chứng bệnh và cách phòng tránh
Huyết áp có thể được đo bằng đơn vị milimet thủy ngân (mmHg). Tình trạng tụt huyết áp gây co mạch và làm cho thể tích máu giảm đột ngột.
Tụt huyết áp là tình trạng huyết áp giảm đột ngột xuống dưới 90/60 mmHg với huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg.
Tụt huyết áp nên uống gì ?
Tụt huyết áp thường gặp ở những người ăn ít, hay bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa quá xa, dẫn đến giảm hàm lượng đường máu. Thói quen này làm giảm sự đàn hồi, sự dẻo dai của mạch máu dẫn đến kết quả là tụt huyết áp.
Đọc thêm: Cách xử trí khi hạ huyết áp
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị huyết áp thấp và duy trì huyết áp ở mức bình thường. Vì vậy trong xây dựng chế độ dinh dưỡng, người bị huyết áp thấp cần phải biết huyết áp thấp uống gì, huyết áp thấp ăn gì thì tốt và đặc biệt cần kiêng những gì để không làm xấu thêm tình trạng sức khỏe.
Uống nhiều nước
Bạn nên uống nhiều nước, nhất là những loại nước bổ sung khoáng chất như nước khoáng thiên nhiên, nước dừa…
Uống trà gừng, cà phê, trà đặc
Đây là những thức uống có thể kích thích nhịp tim trong thời gian ngắn, nâng cao chỉ số huyết áp tạm thời.
Nho khô
Ngâm khoảng 30-40 quả nho khô trong cốc hoặc chai nước qua đêm, ăn buổi sáng khi cảm thấy đói, thực hiện liên tục trong vòng một tháng sẽ thấy huyết áp được duy trì ở mức độ bình thường.
Nước chanh
Nếu hồ sơ bệnh án của bạn kết luận bạn bị huyết áp thấp do mất nước, cách hiệu quả là uống nước chanh – đường – muối mỗi ngày. Chất chống oxy hóa có trong chanh giúp điều tiết lưu thông máu và duy trì huyết áp ở mức độ ổn định.
Vì thế, nếu cảm thấy kiệt sức hoặc mệt mỏi do huyết áp thấp thì hãy uống một cốc nước chanh pha thêm 1 thìa đường và muối để kiểm soát huyết áp.
Hạnh nhân
Tương tự như nho khô, bạn ngâm 4-5 quả hạnh nhân trong nước, để qua đêm, sáng hôm sau bóc lớp vỏ bên ngoài rồi nghiền nhuyễn và trộn vào một cốc sữa nóng. Uống vào buổi sáng, duy trì trong vài tuần.
Tỏi
Nếu không ngại mùi tỏi thì mỗi tối trước khi đi ngủ 1 giờ nên ăn 2 tép tỏi sống sẽ giúp ổn định huyết áp.
Thực phẩm chứa caffeine
Đây là điều đáng ngạc nhiên với nhiều người. Rõ ràng caffein không được khuyến khích với ai bị bệnh nhưng với bệnh huyết áp thấp thì ngoại lệ. Chất cafein trong cà phê, chè đặc có tác dụng làm tăng huyết áp. Nếu bạn thường xuyên bị tụt huyết áp, hãy uống một cốc cà phê đen mỗi sáng nhé.
Nước rễ cam thảo
Rễ cam thảo có tác dụng như một vị thuốc ổn định huyết áp. Hợp chất có trong cam thảo bằng cách ức chế hoạt động của enzym chịu trách nhiệm phân hủy cortisol.
Hãy cho rễ cam thảo đã sấy khô hoặc tán bột vào cốc nước sôi, lọc và uống trà này vài ngày để kiểm soát tình trạng tụt huyết áp.
Đồng thời, các bác sĩ cũng khuyến cáo người bị huyết áp thấp nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tăng thể tích máu và tránh mất nước; không nên ăn quá no, chia nhỏ những bữa ăn thành nhiều lần trong ngày; không thức quá khuya, ngủ đủ 7-8 tiếng một ngày, không kê gối cao; không ra ngoài khi trời đang nắng gắt và duy trì vận động nhẹ nhàng như đi bộ.
Khi tình trạng huyết áp thấp diễn biến bất thường và không thể can thiệp bằng thay đổi lối sống thì người bệnh cần được đến bệnh viện để được thăm khám và có những tư vấn chính xác nhất.