4. Thể lâm sàng
4.1. Thể theo triệu chứng
– Thể gốc chi: viêm các khớp háng và gối sớm và nặng, sau mới đến cột sống. Thường gặp ở người trẻ, tiên lượng xấu.
– Thể cột sống: dấu hiệu ở cột sống là chủ yếu, tiến triển chậm, di chứng nhẹ. Bệnh bắt đầu ở lứa tuổi 30.
– Thể không đau: cột sống cứng và dính dần, không có biểu hiện viêm và đau, thường bệnh nhân không đi khám và điều trị.
– Thể phối hợp với bệnh VKDT: bệnh nhân có viêm thêm các khớp nhỏ ở hai bàn tay.
4.2. Thể bệnh theo cơ địa
– Thể gặp ở nữ: triệu chứng nhẹ và kín đáo.
– Ở trẻ em dưới 15 tuổi: tiến triển nhanh, dính và biến dạng khớp trầm trọng.
– Ở người già: nhẹ dễ nhầm với thoái hoá cột sống.
4.3. Thể bệnh theo hình ảnh X quang
– Thể không có dấu hiệu viêm khớp cùng chậu
– Thể có hình cầu xương ở phía trước cột sống (chứ không ở hai bên) còn gọi là thể Romanus.
– Thể có hình ảnh phá huỷ khuyết xương
5. Xét nghiệm và X quang
5.1 Xét nghiệm
* Các xét nghiệm chung
– Công thức máu: không có gì thay đổi nhiều.
– Tốc độ máu lắng: 90% có máu lắng cao.
– Sợi huyết tăng: 80% trường hợp.
– Điện di protein huyết thanh: albumin giảm, gmhulin alpha 1,2 tăng.
– Các xét nghiệm miễn dịch phần lớn đều âm tính: Waaler – Rose Latex, kháng thể kháng nhân, định lượng bổ thể, tế bào Hargrave, ASLO, miễn dịch điện di.
– Các xét nghiệm sinh hoá: định lượng Ca, P máu, định lượng acid uric máu, Phosphatase kiềm… có thể thay đổi nhưng không có giá trị trong chẩn đoán.
* Dịch khớp
Thường lấy dịch khớp gối, dịch lỏng vàng nhạt, lượng muxin giảm, muxin tét (+), số lượng tế bào tăng, nhất là đa nhân trung tính, không có tế bào hình nho, các xét nghiệm khác âm tính. Tóm lại dịch khớp chỉ thấy một biểu hiện viêm không đặc hiệu.
* Kháng nguyên phù hợp tổ chức HLA B27
Năm 1958 Dausset (Pháp) tìm ra hệ thống kháng nguyên phù hợp tổ chức HLA. Năm 1973 Brewerton (Anh) và Schlosstein (Mỹ) nhận thấy mối liên quan chặt chẽ giữa yếu tố HLA B27 với bệnh VCSDK. Cho đến nay hầu hết các tác giả ở các nước đều thấy bệnh VCSDK có 75 -95% mang yếu tố này, người bình thường 4 – 12% mang yếu tố này ở Việt Nam bệnh VCSDK có 87% mang yếu tố HLA B27, người bình thường chỉ có 4% mang yếu tố này.
Muốn tiến hành xét nghiệm, người ta dùng phương pháp độc tế bào của Terasaki, ủ bạch cầu lympho của bệnh nhân với kháng huyết thanh kháng yếu tố B27 với sự có mặt của bổ thể, phản ứng dương tính khi số lượng bạch cầu lympho chết trên 30%. Do tính chất đặc hiệu của phản ứng, nhiều tác giả đề nghị dùng nó để chẩn đoán bệnh VCSDK. Thực tế xét nghiệm này chưa phổ biến rộng rãi được, vì đòi hỏi phải có kháng huyết thanh đặc hiệu và một số kỹ thuật phức tạp (tách riêng bạch cầu lympho).
5.2. X quang
Những hình ảnh X quang là yếu tố quan trọng để xác định bệnh, có thể giúp chẩn đoán sớm
– Viêm khớp cùng chậu hai bên
Đây là dấu hiệu quan trọng nhất, một tiêu chuẩn bắt buộc để chẩn đoán sớm, vì dấu hiệu này luôn luôn có trong bệnh VCSDK và xuất hiện ngay từ đầu. Hình ảnh viêm cùng chậu có 4 giai đoạn.
a) Giai đoạn I: khớp hẹp, diện hơi mờ.
b) Giai đoạn II: khe hẹp, bờ nham nhở.
c) Giai đoạn III: hẹp nhiều, có chỗ dính.
d) Giai đoạn IV: dính hoàn toàn không có ranh giới.
Chỉ có giai đoạn III, IV cả hai bên mới có giá trị chẩn đoán xác định.
– Viêm khớp háng
Xuất hiện sớm và thường thấy nhưng không có tính chất đặc hiệu, không khác với các nguyên nhân khác, nên ít có giá trị để chẩn đoán xác định.
– Lúc đầu chỉ thấy mất vôi ở chỏm xương đùi.
– Sau đó khe khớp hẹp, diện mờ, ranh giới không rõ, có thể thấy hình khuyết xương nhỏ ở đầu xương và hõm khớp.
– Sau cùng khớp háng dính và có nhiều xơ đậm đặc chạy qua nối liền đầu xương và hõm khớp.
– Hình ảnh cột sống
Có những dấu hiệu rất đặc hiệu giúp cho chẩn đoán xác định nhưng thường xuyên xuất hiện muộn, khi các triệu chứng lâm sàng đã khá rõ.
– Trên phim chụp thẳng (trước sau). Ta thấy hình ảnh các cầu xương, đó là những hình ảnh cản quang mỏng như một nét bút chì nối liền bờ ngoài của thân đất sống trên và dưới, lúc đầu cầu xương xuất hiện ở vùng thắt lưng, sau tiến lên vùng lưng và sau cùng là đốt sống cổ. Khi toàn bộ cột sống có cầu xương cả hai bên tạo nên hình ảnh thân cây tre. Cần phân biệt hình cầu xương với hình mỏ xương trong bệnh thoái hoá cột sống (mỏ xương to và thô, không nối liền hai đất sống).
– Ngoài hình ảnh cầu xương, ta có thể thấy những dải xơ, chạy dọc cột sống trông như những đường ray; hình ảnh viêm và hẹp đĩa đệm cột sống.
– Các dấu hiệu X quang khác
Những dấu hiệu này ít gặp, thường xuất hiện muộn.
– Viêm ụ ngồi xương gót và khớp vệ.
– Viêm và dính khớp gối, khớp cổ chân.
S&T
Chú ý: Khi bạn gặp bất kỳ dấu hiệu đua nhức xương khớp, bạn có thể gọi cho chúng tôi theo số 19006237 để được các bác sĩ tư vấn trực tiếp, tránh biến chứng nguy hiểm.