Trang chủBỆNH CƠ XƯƠNG KHỚPViêm cột sống dính khớp có thể gây tàn tật suốt đời...

Viêm cột sống dính khớp có thể gây tàn tật suốt đời ( kì 3 )

6. Chẩn đoán

A. Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán khá dễ dàng khi bệnh nhân đã có đầy đủ triệu chứng. Nhưng muốn chẩn đoán tương đối sớm thì khó. Thường phải vận dụng một số tiêu chuẩn để chẩn đoán.

*  Tiêu chuẩn của hội nghị thấp khớp quốc tế ở Nữu ước năm 1968

+  Về lâm sàng có 3 tiêu chuẩn:

– Tiền sử hay hiện tại có đau vùng thắt lưng hay vùng lưng – thắt lưng (dorso – lombaire).

– Hạn chế vận động thắt lưng ở cả ba tư thế cúi- ngửa nghiêng và quay.

– Độ giãn lồng ngực giảm.

+  Về X quang: viêm khớp cùng chậu hai bên (giai đoạn III, IV)

Chẩn đoán xác định khi có một tiêu chuẩn lâm sàng và một tiêu chuẩn X quang.

*   Thực tế ở nước ta

Do tổn thương ở cột sống thường xuất hiện muộn, không có điều kiện chụp X quang, chẩn đoán xác định nên dựa vào các yếu tố sau:

– Bệnh nhân là nam giới trẻ tuổi

– Đau và hạn chế vận động hai khớp háng.

– Đau và hạn chế vận động cột sống thắt lưng.

– Máu lắng tăng cao.

Nếu có điều kiện, chụp X quang để tìm các dấu hiệu ở khớp cùng chậu và cột sống.

B. Chẩn đoán phân biệt

*  Đối với thể viêm khớp ở gốc chi (gối và háng) cần phân biệt với

– Lao khớp háng rất dễ nhầm, cần lưu ý, vì nếu chẩn đoán nhầm, cố định khớp háng sẽ nhanh chóng dẫn đến dính khớp. Phân biệt dựa vào tiền sử  hình ảnh viêm cùng chậu của VCSDK mà lao không có, nếu cần thiết có thể dựa vào sinh thiết màng hoạt dịch.

– Chảy máu khớp trong bệnh ưa chảy máu (hemophilie), bệnh cũng gặp ở nam giới, trẻ tuổi, sưng đau nhiều đợt khớp gối sau vận động hoặc chấn thương. Phân biệt dựa vào tiền sử hay chảy máu, chọc dịch khớp có máu không đông, xét nghiệm máu thấy có nhiều biến loạn.

– Viêm khớp dạng thấp: phân biệt ở giới và tuổi, phân biệt ở các dấu hiệu X quang và xét nghiệm đặc hiệu.

– Bệnh gút: gặp ở nam giới tuổi trung niên, viêm nhiều khớp, nổi u cục acid uric trong máu tăng cao.

*   Đối với thể biểu hiện ở cột sống chủ yếu

– Các bệnh của cột sống: viêm cột sống do vi khuẩn (lao, tụ cầu, thương hàn) thường chỉ bị tổn thương một, hai đốt sống, triệu chứng toàn thân, tại chỗ và X quang có nhiều điểm khác.

– Thoái hoá cột sống.

– Bệnh Scheuermann: đau và gù vùng cột sống lưng không có biểu hiện viêm.

– Đau và hạn chế vận động cột sống do các dị dạng, di chứng chấn thương.

– Các bệnh của khối cơ cạnh cột sống: viêm cơ, chấn thương, chảy máu trong cơ.

– Bệnh Forestier: xơ hoá dây chằng quanh cột sống tự phát.

*   Về mối liên quan giữa VCSDK với các bệnh khớp có HLA B27 (+)

Trong những năm gần đây, từ sau khi tìm ra mối liên quan giữa bệnh VCSDK với yếu tố HLA B27, người ta tập hợp được một số bệnh khớp mà cũng có yếu tố này (+) với tỷ lệ khá cao. Đó là các bệnh:

Hội chứng Reiter, viêm mắt, niệu đạo và khớp (viêm khớp phản ứng). Bệnh này có tỷ lệ yếu tố HLA B27 (+) cao tới 80%.

Bệnh viêm khớp vẩy nến có hai thể, thể các khớp nhỏ và thể cột sống với thể sau này phần lớn có HLA B27 (+).

Viêm khớp mạn tính thiếu niên có một thể nặng về cột sống cũng có tỷ lệ B27 (+) cao.

Phải chăng yếu tố HLA B27 là một yếu tố đặc biệt mà bất cứ một bệnh khớp nào rơi vào một cơ địa có yếu tố này sẽ chuyển thành bệnh VCSDKT

7.  Điều trị

A. Điều trị nội khoa

*  Những thuốc có tác dụng tốt

–  Phenylbutazon: giai đoạn đầu tiêm bắp mỗi ngày 600mg, sau đó chuyển sang uống mỗi ngày 150 -200 mg. Chú ý thuốc có rất nhiều tác dụng phụ, nhiều tai biến.

–  Salazopyrin (Salazosunfapyridin) viên 500mg, mỗi ngày uống 2 -4 viên, thuốc được dùng theo cơ chế chống các nhiễm khuẩn tiềm tàng (đường tiêu hoá, sinh dục) được dùng trong những năm gần đây, tác dụng tốt 50 – 150% trường hợp; uống kéo dài nhiều tháng.

–  Indomethacin: uống mỗi ngày từ 50 -150 mg (viên 25 mg), tác dụng kém hơn, nhưng ít tai biến.

d. Các thuốc chông viêm khác. Brufen, profenid, Naprosyn, Ninuril (Xem thêm bài VKDT).

* Những thuốc ít tác dụng

– Aspirin: giảm đau nhưng không hạn chế được quá trình viêm

– Steroid: dùng đường toàn thân và tại chỗ đều ít tác dụng, không nên sử dụng trong bệnh VCSDK.

– Chloroquin: không có tác dụng.

– Các thuốc ức chế miễn dịch: không sử dụng

*  Các phương pháp khác

Phương pháp dùng tia xạ mang lại nhiều kết quả khả quan, nhưng ở nước ta chưa có điều kiện thực hiện.

Dùng quang tuyến X chiếu vào cột sống và các khớp viêm, mỗi lần lượt tổng liều 400r – 800r.

Dùng đồng vị phóng xạ: radium 224 (có tên là Thorium X) tiêm tĩnh mạch mỗi lần từ 50 -200 microgam. Tổng liều từ 1000 – 1500 microgam.

B. Phương pháp vật lý

 Các biện pháp chống dính khớp, chống tư thế xấu

Khi bệnh đang tiến triển đau nhiều, nên để ở tư thế cơ năng: nằm ngửa trên nền cứng, đầu gối thấp, chân duỗi thẳng hơi giạng. Với tư thế này nếu có dính khớp thì bệnh nhân có thể đi lại được. Tuy nhiên chỉ để trong một thời gian ngắn, khi qua giai đoạn cấp thì phải cho vận động ngay.

Tập vận động càng sớm càng tốt, vận động ở mọi tư thế và mọi thời gian, đây là biện pháp tốt nhất để chống dính khớp.

*  Các phương pháp phục hồi chức năng vận động

– Điều trị bằng nhiệt chống hiện tượng co cơ.

– Dùng nước (bể bơi), nước khoáng bệnh nhân tập luyện, nhất là tập bơi mang lại nhiều kết quả.

– Xoa bóp, kéo liên tục, thể dục trị liệu.

C. Ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa được chỉ định để phục hồi chức năng vận động khi có dính khớp với tư thế xấu.

– Cắt xương hoặc ghép xương để chỉnh lại trục của cột sống, của chi.

– Ghép khớp giả bằng chất dẻo hoặc kim loại: ghép khớp háng, khớp gối.

S&T

Chú ý: Nếu bạn gặp dấu hiệu đau vùng lưng và thắt lưng… hãy gọi cho tổng đài 19006237 để được tư vấn trực tiếp giúp tìm ra hướng giải quyết tránh những biến chứng nguy hiểm.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT