Trang chủTIM MẠCHXơ vữa động mạch và những nguy cơ tiềm ẩn

Xơ vữa động mạch và những nguy cơ tiềm ẩn

Xơ vữa động mạch có nguồn gốc chủ yếu từ cholesterol. Cholesterol là một dạng chất béo có vai trò quan trọng trong màng tế bào và là thành phần tạo nên một số hormon. Khi cholesterol quá nhiều trong máu, nó có thể tạo thành những lắng đọng mỡ gây bít tắc động mạch, làm tăng nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

Cơ chế hình thành xơ vữa động mạch

1. Triệu chứng

–  Xơ vữa động mạch thường không gây ra những dấu hiệu hay triệu chứng nào cho đến khi nó làm cho động mạch bị hẹp nặng hoặc bít tắc hoàn toàn. Nhiều người thậm chí không biết rằng họ có bệnh cho đến khi phải vào phòng cấp cứu do nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

–  Một số người có những biểu hiện và triệu chứng của bệnh tùy thuộc vào động mạch nào bị hẹp hoặc bít tắc.

–  Động mạch vành:

+   Động mạch vành cung cấp máu giàu oxy cho tim nên khi bị mảng xơ vữa gây hẹp hoặc bít tắc (tình trạng này được gọi là bệnh mạch vành) thì triệu chứng thường gặp sẽ là đau ngực hoặc có cảm giác khó chịu ở ngực khi cơ tim không được cung cấp đủ máu. Bệnh nhân cũng có thể cảm thấy bị đè nén hoặc co thắt ở lồng ngực. Những cảm giác này cũng có thể xuất hiện ở vai, tay, cổ, hàm hoặc lưng.

+   Cơn đau có thể nặng hơn khi vận động và khỏi khi nghỉ ngơi. Những stress về cảm xúc cũng có thể làm khởi phát cơn đau.

–  Các động mạch cảnh cung cấp máu giàu oxy cho não nên khi bị mảng xơ vữa gây hẹp hoặc bít tắc thì bệnh nhân có thể sẽ bị đột quỵ. Bệnh nhân có thể đột ngột có cảm giác tê, yếu và hoa mắt, chóng mặt.

2. Những yếu tố nguy cơ chính

–  Bệnh lý: Tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, thừa cân béo phì

–  Lối sống: Hút thuốc lá, rượu bia, thiếu vận động.

–  Tuổi: Tuổi càng cao thì nguy cơ bị xơ vữa động mạch cũng càng tăng.

– Giới: Ở nam giới, nguy cơ gia tăng sau 45 tuổi. Ở nữ giới, nguy cơ gia tăng sau 55 tuổi

– Tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch sớm.

Ngoài ra cũng có một số yếu tố nguy cơ khác có thể làm gia tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch bao gồm:

–  Ngưng thở lúc ngủ. Là khi bạn ngừng thở hoặc thở rất nông khi đang ngủ. Nếu không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp, đái tháo đường và thậm chí là nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

–  Stress.

 3. Phòng và điều trị bệnh

Tốt nhất là phòng bệnh xơ vữa động mạch, nếu đã có bệnh thì điều trị để làm giảm bớt tốc độ phát triển của bệnh.

Các biện pháp phòng bệnh tốt nhất:

– Chế độ ăn ít mỡ.

– Không hút thuốc lá.

– Luyện tập thể lực đều đặn hằng ngày.

– Cần cảnh giác với thừa cân, béo phì.

Xơ vữa động mạch liên quan nhiều tới lối sống và các bệnh lý mạn tính không lây, có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim, đột quỵ và thậm chí tử vong. Do đó cần có các biện pháp phòng và điều trị các bệnh lý mạn tính cũng như điều chỉnh lối sống để dự phòng xơ vữa động mạch.

Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT