Năm nào cũng vậy, nhất là về mùa hè thì tình trạng ngạt nước (đuối nước) lại diễn ra phổ biến. Nếu như không biết cách xử trí rất dễ dẫn tới tử vong.Vì vậy, kĩ năng sơ cứu khi thấy người bị ngạt nước (đuối nước ) rất quan trọng và cần thiết.
Ngạt nước rất dễ dẫn đến tử vong, nhất là khi thời gian chìm dưới nước lâu (từ 5 phút trở lên) hoặc do không biết sơ cứu đúng cách. Tuy nhiên, trong những trường hợp này, chúng ta không nên quá hoảng sợ mà cần phải bình tĩnh để thực hiện các bước sơ cứu cho bé trong lúc chờ người tới giúp hay chờ xe cứu thương.
Biểu hiện cho thấy ngạt nước.
Ngạt nước là một tai nạn mang tính chất cấp tính, có thể do tai nạn ngã xuống nước,do áp lực khi xuống nước đột ngột, do đuối sức hoặc chuột rút… Một vài biểu hiện thực tế lâm sàng có thể giúp nhận biết một người đuối nước:
- Người bệnh vùng vẫy,la hét vài phút sau đó ý thức có thể lịm dần đi
- Da xanh tím,bọt hồng đầy mũi mồm trào ra
- Sốc do ngạt nước :
– Sốc nhẹ: Cảm giác ớn lạnh,co thắt bụng và ngực, nếu người bệnh còn tỉnh có thể buồn nôn,chóng mặt,nhức đầu, mạch nhanh,nổi mề đay
– Sốc chuyển từ nhẹ sang nặng, trụy mạch, nổi mề đay hoặc ngất mất ý thức
- Nhiều trường hợp có thể ngất đột ngột trong khi bơi, không có các biểu hiện giãy giụa, nạn nhân tự động chìm xuống
- Giảm thân nhiệt,rối loạn thần kinh,hôn mê,phù phổi ,suy hô hấp cấp.
Xử trí khi thấy người bị ngạt nước.
Mục đích chính của xử trí là khai thông đường hô hấp,đảm bảo oxy và theo dõi các biểu hiện nguy hiểm. Khi thấy người có dấu hiệu bị ngạt nước,cần:
- Ngay lập tức đưa đầu nạn nhân ra khỏi mặt nước bằng cách đưa cánh tay, cây sào dài cho trẻ nắm, ném phao… sau đó đặt bệnh nhân nằm chỗ khô ráo, thoáng khí. Nếu bệnh nhân bất tỉnh, ngưng thở (quan sát lồng ngực không thấy di động) hay thở ngáp cá hãy kiểm tra mạch cổ, mạch bẹn xem có đập không (trong vòng 5-10 giây), nếu không bắt được mạch tức là tim bệnh nhân đã ngưng đập. Nắm tóc để đầu nhô lên trên, quàng tay qua nách rồi đưa lên bờ.
- Yêu cầu được gọi cấp cứu từ bệnh viện.
- Khi nạn nhân được đưa lên bờ,trong thời gian đợi xe cứu thương đến:
+Đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ,lau sạch dịch mũi,họng miệng. Ở trẻ nhỏ có thể dốc ngược người nhưng không được quá 1 phút
+Nếu nạn nhân có dấu hiệu ngưng thở thì nhanh chóng thực hiện hô hấp nhân tạo: Đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ và nghiêng mình sang bên trái, dùng gạc hay khăn vải lau sạch dãi, chất thải hoặc dị vật ở miệng và mũi nạn nhân. Tiếp đến người cấp cứu cần thực hiện hà hơi thổi ngạt cho nạn nhân. Sau 5 lần hô hấp nhân tạo khi bắt mạch mà tim vẫn ngừng đập thì bước tiếp theo là phải ép tim ngoài lồng ngực.
+Sau khi hô hấp nhân tạo mà mạch vẫn ngừng đập, người cấp cứu cần tiến hành ép tim ngoài lồng ngực. Nếu không bắt được mạch chứng tỏ tim đã ngừng đập, cần phải hô hấp nhân tạo kèm theo ép tim ngoài lồng ngực (ép ở 1/2 dưới xương ức bên trái) theo công thức 15:2 (nghĩa là ép tim 15 cái thì thổi ngạt 2 cái) nếu có 2 người thực hiện, hoặc 30/2 nếu có một người, thổi ngạt (hô hấp nhân tạo) để cung cấp dưỡng khí, hít thật sâu, áp miệng thật sát vào mũi và miệng trẻ (đối với trẻ nhỏ) hoặc thổi miệng qua miệng cho trẻ lớn. Thổi ngạt liên tiếp 2 lần, mỗi lần khoảng 3 giây, nhìn lồng ngực trẻ có di động không. Kiên trì thực hiện cho đến khi mạch đập và nạn nhân thở trở lại.
- Nếu nạn nhân tỉnh lại, lau khô và ủ ấm cho nạn nhân tránh tình trạng cảm lạnh, có thể dùng thêm nước đường.
- Vận chuyển nạn nhân tới bệnh viện để tiếp tục xử trí theo phác đồ và theo dõi tại bệnh viện
Việc xử trí người bị ngạt nước cần được tiến hành nhanh chóng và kiên trì. Cha mẹ cũng có thể cho con em tham gia các lớp học bơi,cũng như các lớp tập huấn xử trí ban đầu người ngạt nước,đồng thời nên lựa chọn những địa điểm bơi,tránh việc bơi ở những nơi ao hồ sông suối không có người giám sát.
Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.
[…] >>>Các thông tin khác: Sơ cứu khi ngạt nước. […]