Hệ miễn dịch của trẻ đã hình thành từ thàng thứ hai bào thai, nhưng cho đến khi ra đời ngay đối với trẻ đủ tháng thì hệ thống miễn dịch, các chức năng sinh học khác của trẻ vẫn còn chưa phát triển đầy đủ, chức năng còn yếu và trẻ non tháng sẽ còn kém hoàn chỉnh hơn nên trẻ dễ mắc một số bệnh sau:
- Nhiễm trùng da và niêm mạc.
- Nhiễm khuẩn rốn.
- Nhiễm khuẩn máu.
- Uốn ván rốn.
- Hội chứng vàng da trẻ sơ sinh.
- Hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.
- Viêm ruột hoại tử sơ sinh.
NHIỄM KHUẨN RỐN.
Viêm rốn:
Viêm da và tổ chức dưới da quanh rốn, rốn thường rụng muộn, chân rốn ướt, có thể có mùi, toàn trạng trẻ bình thường.
Điều trị: tốt nhất là cắt rốn lần 2 bằng kéo vô khuẩn để khám và rửa rốn dễ dàng hơn, có điều kiện. Để hở, rốn sẽ nhanh khô và khỏi.
Viêm mạch máu rốn
Có thể tiên phát hoặc thứ phát sau viêm rốn, sau khi rụng rốn tại chân rốn không khô, còn rỉ nước vàng lẫn mủ, có mùi hôi. Có hai loại viêm mạch máu rốn:
Viêm tĩnh mạch rốn: Bình thường sau teo thành dây chằng tròn dưới gan, khi viêm ta thấy nổi rõ tuần hoàn bàng hệ trên rốn, kèm theo trướng bụng, gan lách to dễ đưa tới nhiễm trùng máu, viêm phúc mạc, áp xe gan.
Viêm động mạch rốn: Vùng da bụng dưới rốn tấy đỏ, vuốt từ xương mu ngược lên rốn có mủ chảy ra.
Thường viêm các mạch máu rốn hay chung cho cả hai loại, nên trẻ thường có phối hợp cả hai loại triệu chứng trên, luôn phải theo dõi nhiễm trùng máu hay viêm phúc mạc.
Điều trị: cắt lọc, mở rộng, rửa vùng viêm tấy. Sử dụng kháng sinh toàn thân.
Hoại tử rốn
Do loại vi khuẩn kị khí phát triển gây ra.
Tại rốn: tổ chức hoại tử thâm tím tổ chức, rốn chảy máu, mủ, có mùi hôi.
Toàn trạng suy sụp, nhiễm trùng nhiễm độc, rối loạn tiêu hóa, trướng bụng.
Điều trị: cắt lọc, mở rộng vết thương, rửa oxy già nhiều lần trong ngày kết hợp diều trị kháng sinh như nhiễm trùng máu.
Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo về một số bệnh lý nhiễm trùng sơ sinh, hãy gọi điện đến tổng đài tư vấn 19006237 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.
BS.Hải Hà