Trang chủTIÊU HÓA - GAN MẬTCác chỉ số đường huyết quan trọng

Các chỉ số đường huyết quan trọng

Các chỉ số đường huyết có giá trị quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh lý tiểu đường, đánh giá kế hoạch kiểm soát tiểu đường của người bệnh và kết quả điều trị bệnh. Do đó cần được theo dõi chặt chẽ và sát sao. Vậy các chỉ số đường huyết đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

xét nghiệm đường huyết

Chỉ số về lượng đường trong máu

Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường này thường xuyên cao sẽ dẫn tới bệnh tiểu đường.

Chỉ số đường huyết an toàn theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA):

  • Trước bữa ăn: 90-130mg/dl (5,0- 7,2mmol/l).
  • Sau bữa ăn 1-2 giờ: < 180mg/dl (10mmol/l).
  • Trước lúc đi ngủ: 110-150mg/dl (6,0-8,3mmol/l).

Chỉ số HbA1c

HbA1c giúp phản ánh nồng độ đường trong máu trong suốt khoảng thời gian 90-120 ngày. Người mắc bệnh tiểu đường nên thực hiện xét nghiệm HbA1c 3-6 tháng một lần.

Chỉ số HbA1c ở mức bình thường

  • HbA1c bình thường chiếm 4-6% trong Hemoglobin của hồng cầu.
  • HbA1c < 6.5% cho thấy đường huyết được kiểm soát tốt.
  • HbA1c > 10% cho thấy đường huyết được kiểm soát rất kém.

Mỗi 1% HbA1c tăng trên mức bình thường, giá trị đường huyết tương ứng tăng lên 30mg/dl hay 1,7 mmol/l.

Chỉ số GI – Chỉ số đường huyết của thực phẩm

Ngoài các chỉ số mật thiết trên thì người ta cũng quan tâm đến chỉ số GI – đánh giá mức độ ảnh hưởng của thực phẩm tới lượng đường trong máu. Thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ khiến đường huyết tăng nhanh tăng nhiều và ngược lại.

Các loại thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh có chỉ số GI từ 70 trở lên, còn những loại thực phẩm làm tăng đường huyết chậm có chỉ số GI dưới 55.

Xét nghiệm đường niệu và ceton niệu

Khi làm xét nghiệm 10 thông số nước tiểu, kết quả cho thấy:

Bình thường:

  • Glucose niệu (-).
  • Ceton niệu (-).
  • pH nước tiểu bình thường ở giới hạn từ 5- 8.

Bệnh lý tiểu đường:

  • Đường niệu (+), có nhiều khi nồng độ glucose niệu lớn hơn 1000mg/dl ( >10 g/l).
  • Ceton niệu (+).
  • pH nước tiểu giảm mạnh vì các thể cetonic đều là các acid mạnh (acid acetoacetic và acid β-hydroxybutyric). Khi các thể cetonic tăng cao trong máu, đào thải qua nước tiểu, làm pH nước tiểu giảm thấp hơn so với bình thường (pH < 5).
  • Tỷ trọng niệu (d):
  • Có thể thay đổi từ 1,01- 1,02 đối với người bình thường. . Tăng cao trong bệnh tiểu đường ( d >1,030).

Nghiệm pháp tăng đường máu theo đường uống(Oral glucose tolerance test = OGTT)

Nghiệm pháp đường huyết
Nghiệm pháp đường huyết

Đây là xét nghiệm phổ biến và dễ dàng, đơn giản để chẩn đoán đái tháo đường hiện nay. Tuy nhiên kết quả đưa ra vẫn có độ chính xác cao.

Yêu cầu: Bệnh nhân làm nghiệm pháp vào buổi sang, khi chưa ăn uống gì. Nghiệm pháp được dùng cho bệnh nhân có đường máu tăng nhẹ (6,1- 7,8 mmol/l).

Không chỉ định đối với các bệnh lý sau:

  • Tăng đường máu rõ rệt (> 7,8 mmol/l) và kéo dài.
  • Thường xuyên đường máu tăng không rõ rệt (< 6,1 mmol/l).
  • Bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng đái tháo đường điển hình và glucose máu > 11,1 mmol/l.
  • Ở phụ nữ đang mang thai có nghi ngờ đái tháo đường (tốt nhất với họ nên để sau khi sinh mới làm, nếu thấy thật cần thiết nên làm nghiệm pháp kiểm tra ở tuần thứ 6- 7 của thai sản).
  • Đái tháo đường thứ phát (hội chứng đái tháo đường do di truyền, tăng glucose máu do hormon).

Thực hiện:

Cho bệnh nhân uống 1,75 g (trong 4,4 ml nước)/1kg trọng lượng cơ thể. Cho bệnh nhân uống dung dịch glucose, khi uống hết bắt đầu tính thời gian sau 1/2, 1, 2 và 3 giờ uống glucose lấy máu và nước tiểu để định lượng và định tính glucose.

Đánh giá kết quả:

  • Glucose/0h < 6,1 mmol/l (đường máu ở mức bình thường).
  • Sau 30-60’: nồng độ glucose máu tăng cực đại có thể đạt < 9,7 mmol/l.
  • Sau 120’: trở về nồng độ < 6,7 mmol/l.
  • Tiểu đường: nếu glucose máu sau 30 – 60 phút tăng cao hơn so với cùng thời gian ở người bình thường và thời gian trở về mức ban đầu có thể từ 4 – 6 h (chậm hơn nhiều so với người bình thường).

Để kiểm soát các chỉ số này, mọi người hãy cố gắng duy trì một chế độ sống lành mạnh, hạn chế ăn các loại thức ăn có chỉ số đường huyết cao như dưa hấu, tinh bột,quả vải,nhãn…Có thể sử dụng các loại thảo dược như khổ qua, thìa canh,sinh địa… giúp đường huyết được ổn định.Đồng thời kiểm tra sức khỏe định kì, phát hiện và điều trị bệnh sớm. 

Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT