Trang chủSức khỏe trẻ emDẤU HIỆU BỆNH TỰ KỈ Ở TRẺ EM

DẤU HIỆU BỆNH TỰ KỈ Ở TRẺ EM

Tự kỉ là một tập hợp các rối loạn phát triển lan tỏa từ nhẹ đến nặng, khởi phát sớm từ khi trẻ còn nhỏ( thường là trước 3 tuổi ) và diễn biến kéo dài. Biểu hiện chung của tự kỉ là những khiếm khuyết ở 3 lĩnh vực: tương tác xã hội, giao tiếp và hành vi. Bên cạnh đó trẻ có rối loạn cảm giác và tăng động.

Tỉ lệ chẩn đoán trẻ mắc tự kỉ trong những năm gần đây có u hướng tăng lên với tần xuất 1 trên 150 trẻ, trong đó tự kỉ điển hình ( còn ọi là tự kỉ Kanner ) chiếm 16,8%. Trẻ trai bị tự kỉ nhiều hơn trẻ gái từ 4 đến 6 lần.

Tự kỉ là một tập hợp các rối loạn phát triển lan tỏa mức đọ từ nhẹ đến nặng.

Triệu chứng, dấu hiệu lâm sàng:

Thiếu hụt những kĩ năng tương tác xã hội là vấn đề cơ bản của tự kỉ. Những biểu hiện sớm của khiếm khuyết này là trẻ ít giao tiếp bằng mắt, ít đáp ứng khi gọi tên, không có những cử chỉ điệu bộ giao tiếp như không biết chỉ tay, không biết chìa tay xin mà hay kéo tay người khác, không gật đầu lắc đầu…Trẻ kém chú yslieen kết như không nhinftheo chỉ tay, không làm theo hướng dẫn. Trẻ không chơi tương tác với trẻ cùng tuổi, không mỉm cười đáp lại. Trẻ khôn chú ý đến thái đọ và không đáp ứng trao đổi tình cảm với người khác.

Những biểu hiện bất thường về ngôn ngữ và giao tiếp: chậm nói, một số trẻ đã nói được nhưng đến 18-24 tháng lại không nói hoặc nói ít, phát âm vô nghĩa. Một số trẻ nói nhại lời, nói theo quảng quáo, hát thuộc lòng, đếm số, đọc chữ cái, hát nối từ cuối câu, đọc thuộc lòng bài thơ, chỉ nói khi có nhu cầu thiết yếu như đòi ăn, đòi đi chơi,…Ngôn ngữ thụ động, chỉ biết trả lwoif mà không biết hỏi, không biết kể chuyện, không biết khởi đầu và duy trì hội thoại, không biết bình phẩm. Giongj nói khác thường như cao giọng, thiếu diên cảm, nói líu ríu, nói không rõ ràng.

Trẻ không biết chơi trò chơi giả vờ mang tính xã hội hoặc trò chơi có luật như những trẻ cùng tuổi.

Phân loại 4 giai đoạn phát triển giao tiếp cảu trẻ dựa vào 4 đặc điểm: khả năng tương tác, cách giao tiếp, lý do giao tiếp và sự hiểu biết của trẻ.

  1. Giai đoạn giao tiếp tự phát: tương tác rất ngắn với người thân, không tương tác với trẻ khác, muốn tự mình làm, nhìn hoặc với tay tới những thứ cần, gây tiếng động để tự trấn an, phản kháng bằng hét hoặc khóc, gần như không hiểu từ.
  2. Giai đoạn giao tiếp yêu cầu: chỉ giao tiếp khi cần bằng cách kéo tay người khác, có tiếp úc mắt hoặc cười hoặc cử đọng cơ thể hoặc phát âm khi muốn người khác tiếp tục một trò chơi, đôi khi doi theo người thân chỉ vào thứ quen thuộc, hiểu các bước trong các việc làm thường quy.
  3. Giai đoạn giao tiếp sớm: tương tác với người thân trong các tình huống quen thuộc, chơi luân phiên trong các trò chơi có người; biết yêu cầu người thân tiếp tục trò chowibawngf cách dùng âm thanh, từ ngữ hoặc hành động; lặp lại hoặc nhại lời; bắt đầu biết phản kháng hoặc từ chối; đô khi dùng cử động cơ thể, âm thanh hoặc từ ngữ để gây chú ý tới người khác; hiểu câu đơn giản quen thuộc, hiểu tên của đò vật và những người quen mà không cần gợi ý bằng mắt.
  4. Giai đoạn đối tác: tham gia lâu hơn vào chơi đối tác với trẻ khác trong  nhưng trò chơi quen thuộc, biết dùng từ để yêu cầu / phản kháng / chào hỏi / gây chú ý /trả lờ câu hỏi, nói được câu ngắn, bắt đầu dùng từ để bày tỏ tình cảm, hiểu ý nghĩa của nhiều từ khác nhau.

Những biểu hiện bất thường về hành vi: có những hành vi định hình như đi kiễng gót, quay tròn người, ngắm nhìn tay, nhìn nghiêng, lắc lư người, cho tay vào miệng, nhảy chân sáo, chạy đi chạy lại, nhẩy lên nhảy uống,…

Những thói quen thường gặp là: quay bánh e , quay trò chơi, gõ đập đồ chơi, nhìn các thứ chuyển động, đi về theo đúng một đường, ngồi đúng một chỗ, nằm đúng 1 vị trí, đóng mở của nhiều lần, giở sác em lâu, luôn bóc nhãn mác, bật nút điện, bấm vi tính, bấm điện thoại, tháo rời đồ vật tỉ mỉ, xếp các thứ thành hàng…

Những ý thích bị thu hẹp như: cuốn hút nhiều giờ em ti vi quảng cáo, luôn cầm một thứ trong tay như bút, que, tăm, giấy, chai, lọ, đồ chơi có màu ưa thích hoặc có độ cứng mềm khác nhau…

Nhiều trẻ có biểu hiện tăng động, chạy không biết mệt, nghịch luôn cân tay, không phản ứng phòng vệ với nguy hiểm. Ngược lại, một số trẻ lại sợ hãi lo lắng quá mứctrong những tình huống không có gì đáng sợ. Nhiều trẻ ăn uống khó khăn nhuawn không nhai, chỉ ăn một số thức ăn xác định.

Nhiều trẻ có rối loạn cảm giác do cảm nhân thế giới xung quanh trên ngưỡng hoặc dưới ngưỡng. Những biểu hiện của sự quá nhạy cảm như: bịt tai khi n he tiếng động mạnh, che mắt hoặc chui vào góc do sợ ánh sáng, sợ một số mùi vị, thính tai với nhạc của quảng cáo, xúc giác ngạy cảm nên sợ cắt tóc, sợ gội đầu, không thích ai sờ vào người, đi kiêng gót,…Những biểu hiện của sự kém nhạy cảm như: thích sờ bề mặt của vật, thích được ôm giữ chặt, giảm cảm giác đau, quay tròn người, gõ hoặc ném các thứ tạo ra tiếng động, thích nhìn vật chuyển động…

Một số trẻ có trí nhớ thị giác không gian và trí nhớ máy móc rất tốt như nhớ số điện thoại, nhớ các chủng loại xe ô tô, nhớ vị trí nơi chốn đã từng qua, thuộc lòng nhiều bài hát,…nên dê nhầm tưởng là trẻ quá thông minh.

Có 5 dấu hiệu chỉ báo nguy cơ của tự kỉ là:

  • Khi 12 tháng trẻ không nói bập bẹ.
  • Khi 12 tháng trẻ vân chưa biết chỉ ngón tayhoawcj không có những cử chỉ điệu bộ giao tiếp phù hợp.
  • Khi 24 tháng trẻ chưa nói được câu 2 tuwfhoawcj nói chưa rõ.
  • Trẻ bị mất đi ki năng ngôn nguwxhoawcj kĩ năng xã hội đã có ở bất kì lứa tuổi nào.
  • Lưu ý có khoảng 10% trẻ tự kỉ có liên quan đến hội chứng bện lý khác hoặc một số bệnh thực thể khác. Coa khoảng 70% trẻ có kèm theo chậm phát triển trí tueejvaf tăng hoạt động, nguy cơ động kinh ở 25%. Một số trẻ lớn có tình trạng trầm cảm, lo âu và kích động.

Lưu ý: Trên đây là một số thông tin tham khảo về các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh tự kỉ ở trẻ em. Hãy gọi điện đến tổng đài 19006237 để được tư vấn trực tiếp.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT