Loãng xương là một bệnh rối loạn chuyển hóa của bộ xương gây tổn thương sức mạnh của xương (bao gồm sự toàn vẹn cả về khối lượng và chất lượng của xương)đưa đến tăng nguy cơ gẫy xương.
1.Nguyên nhân
– Loãng xương nguyên phát (loãng xương người già)
+ Cơ chế chính: Mất cân bằng giữa hormone sinh duc ( giảm dần theo tuổi) và hormone vỏ thượng thận ( không thay đổi )
+ Giảm hấp thu Canxi ở ruột: làm canxi máu thấp
+ Kích thích tiết hormone tuyến cận giáp (parathormon): kích thích các hủy cốt bào hoạt động và lão hóa các tế bào tạo xương.
– Loãng xương thứ phát: do sử dụng corticoid, hộ chứng Cushing, cường cận giáp,..
2. Chẩn đoán loãng xương
– Bệnh diễn biến âm thầm, không có triệu chứng điển hình, chỉ biểu hiện khi có biến chứng:
+ Đau xương
+ Biến dạng cột sống: gù, vẹo, giảm chiều cao,…
+ Gẫy xương: gãy cổ xương đùi, đầu dưới xương quay, gãy lún đốt sống,…
– XQ: hình ảnh đốt sống tăng thấu quang, biến dạng thân đốt sống (lún, xẹp), giảm độ dày thân xương dài.
– Đo mật độ xương theo phương pháp DEXA: Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương theo WHO 1994
+ Xương bình thường: T_score từ -1SD trở lên
+ Thiếu xương: T_score từ – 1SD đến -2,5 SD
+ Loãng xương: T_score từ -2,5 SD trở xuống hoặc có yếu tố nguy cơ, kèm gẫy xương, xảy ra trên 45 tuổi sau 1 sang chấn nhẹ.
+ Loãng xương nặng: T_score dưới -2,5 SD kèm theo tiền sử hay hiện rtaij có gãy xương sau sang chấn nhẹ.
– Các phương pháp khác : CT, MRI, định lượng các marker hủy xương, tạo xương,…
3. Điều trị loãng xương
3.1 Các phương pháp điều trị không dùng thuốc
+ Chế độ ăn uống: bổ sung các thức ăn giàu canxi từ sớm
+ Nhu cầu canxi mỗi ngày: Nhu cầu về can xi ở trẻ dưới 12 tuổi là 800 – 1000mg/ngày, trên 12 tuổi và người lớn cần 1200mg/ngày, phụ nữ có thai và đang cho con bú cần 1500mg/ngày. Ngoài ra cần bổ sung nguồn vitamin D (trong sữa, trứng, nấm tươi, cá hồi, lươn, trai, sò…) để cơ thể hấp thụ được canxi
+ Thức ăn cung cấp canxi: sữa, tôm cá, đậu rau. Trong 100g sữa bò có 120mg canxi, lương thực có 30mg, thịt chỉ có 10-20mg. Các loại đậu giàu canxi như 100g đỗ tương (đậu nành) chứa 165mg, vừng (mè) chứa 120mg canxi. Rau cũng là nguồn cung cấp canxi đáng kể, các loại rau chứa trên 100mg canxi/100g rau gồm: rau muống, mùng tơi, rau giền, rau đay, rau ngót. Nếu ăn nhiều rau quả tươi sẽ tăng lượng vitamin C là yếu tố làm tăng hấp thu canxi
– Chế độ sinh hoạt tăng cường vận động và tránh té ngã, nên vận động điều độ, phù hợp lứa tuổi, tạo sự dẻo dai cho cơ thể. Tập thể dục vừa sức như đi bộ đạp xe, bơi… vì tập thể dục giúp cho xương được rắn chắc, giúp tăng mật độ xương, hạn chế chứng loãng xương.
– Dụng cụ nẹp chỉnh hình cho cột sống: giảm sự tỳ đè lên cột sống, đầu xương.
3.2 Các phương pháp điều trị dùng thuốc
-Thuốc tăng tạo xương, chống hủy xương,…cần được dùng theo đơn của bác sỹ.
-Các thuốc bổ sung bắt buộc: Canxi rất quan trọng trong điều trị loãng xương. Cần phải bổ sung Canxi từ 500-1500 mg mỗi ngày. Chế phẩm canxi được sử dụng phổ biến ở Việt Nam là Cancium Sandoz 500mg với hoạt chất gluconolactate calcium. Thường được chỉ định dùng kèm Miacalcic (tiêm bắp) giúp cho việc hấp thu canxi tốt hơn. Calcium Sandoz 500mg có mùi vị dễ uống, hàm lượng canxi cao với 500mg canxi nguyên tố nên phù hợp với nhu cầu bổ sung canxi hàng ngày của cơ thể (chỉ cần uống 1 – 2 viên mỗi ngày). Ngoài ra, Calcium Sandoz 500mg dạng viên sủi vừa giúp hòa tan nhanh để cơ thể dễ hấp thu, lại vừa an toàn và tiện sử dụng hơn dạng ống thủy tinh
Để tăng cương hấp thu canxi, vấn đề bổ sung vitamin D là không thể thiếu. Lượng vitamin D cần thiết mỗi ngày từ 800-1000 UI, hoặc chất chuyển hóa từ vitamin D là Calcitriol ,thường chỉ định cho các bệnh nhân lớn tuổi hoặc suy thận vì không chuyển hóa được vitamin D. Chế phẩm vitamin D là B.O.N.200.000 IU/ml, uống mỗi lần ½ ống 6 tháng mỗi lần, tùy theo lượng vitamin D huyết thanh.
– Các thuốc giảm đau được áp dụng để điều trị các triệu chứng đau khi cần thiết.
– Khi có biến chứng gãy xương, lún xẹp đốt sống,… có thể xem xét các biện pháp can thiệp ngoại khoa
4. Làm sao để phòng bệnh loãng xương
Khi tuổi càng cao canxi càng giảm dần một cách không thể tránh được, từ 20 –80 tuổi khối lượng xương mất khoảng 30% ở nam và 40 % ở nữ. Vì vậy việc phòng loãng xương ở nữ sau mãn kinh là rất cần thiết với các biện pháp như:
– Tăng cường vận động để giảm loãng xương, vì ít hay không hoạt động sẽ làm cho bệnh loãng xương càng nặng, bệnh nhân có thể vận động trong bể nước nóng khi có điều kiện.
– Ngoài cơn đau bệnh nhân nên vận động nhẹ cột sống, thở nhẹ và sâu dần, tránh vận động mạnh có thể bị gãy xương;
– Thực hiện chế độ ăn đủ chất và đủ canxi, trong khẩu phần ăn cần có khoảng 100g thịt hay cá mỗi ngày.
-Nếu có điều kiện nên uống 1/4 lít sữa tươi/ngày;
-Uống estrogen để phòng loãng xương;
– Thuốc dùng để điều trị bệnh có nhiều loại như: alendronate, calcium, đa sinh tố với D2 hoặc D3, estrogen 50mg ngày, biphosphonat, các chất steroid đồng chuyển hóa, phải dùng thuốc kiên trì và theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Đối với nam giới bị loãng xương, họ có thể thay đổi lối sống để phòng và chữa bệnh như sau:
-Tập luyện thể dục thể thao cho sức mạnh của xương. Kể từ thời kỳ cao điểm để lưu trữ canxi và gia tăng mật độ xương trong thời niên thiếu, nam giới có thể xây dựng được xương mạnh hơn trong nhiều năm nhờ luyện tập các môn thể dục thể thao. Sự tập luyện như vậy rất có ích trong những năm sau, khi sự tái tạo xương trong cơ thể đã chậm lại. Tập thể dục thể thao có thể bảo toàn khối lượng xương, nhất là thực hiện sự tập luyện hợp lý. Chạy bộ, nhảy dây có tác động cao duy trì khối lương xương. Đi bộ, trượt tuyết có tác động thấp.
Các chuyên gia khuyên rằng chúng ta nên áp dụng: 30 phút hoạt động vừa phải như đi bộ nhanh thực hiện hầu hết các ngày trong tuần; rèn luyện sức mạnh như nâng tạ hoặc rèn luyện đối kháng với trọng lượng máy 2lần/1tuần.
Dùng canxi để tăng cường tạo xương. Khi đã có dấu hiệu khối lượng xương thấp hay loãng xương, nên bổ sung canxi. Nhưng muốn lượng canxi được cơ thể hấp thu để tái tạo xương thì cơ thể phải được cung cấp đủ vitamin D cần thiết, nếu không tất cả canxi ăn vào đều thải ra hết.
-Một việc cần làm nữa là nên định kỳ khám sức khỏe để sớm phát hiện sự thiếu hụt nội tiết tố hoặc các bệnh có thể làm suy yếu xương. Giữ cho xương chắc khỏe là rất quan trọng, nó có ý nghĩa giúp cơ thể tránh gãy xương do những chấn thương nhẹ sau này để có thể sống khỏe mạnh.
Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.