Thoát vị đĩa đệm là một bệnh khá thường gặp,có thể gây nên các biến chứng tàn phế, liệt, teo cơ chi hoặc rối loạn đại tiểu tiện,ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống và sinh hoạt của người bệnh. Vậy nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm và cách điều trị như thế nào?
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình.
Nguyên nhân gây bệnh.
Cột sống được tạo thành từ xương sống,đệm bằng miếng nhỏ hình bầu dục hoặc các đĩa sụn gồm 1 lớp bên ngoài (vành) và 1 lớp mềm bên trong (hạt nhân).Đĩa đệm hoạt động như lò xo,hấp thụ xung động và giúp chuyển động uốn cong cột sống,bảo vệ cột sống trong các công việc hằng ngày. Khi thoát vị đĩa đệm xảy ra ,một phần nhỏ của hạt nhân đẩy ra ngoài qua khe vành vào ống tủy sống,gây kích thích dây thần kinh và dẫn đến tê,đau hoặc yếu chân,cánh tay.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm thường khó xác định chính xác, có thể kể đến một vài nguyên nhân sau:
-Tuổi tác cao: Đây được coi là nguyên nhân phổ biến hàng đầu.Khi lớn tuổi,cơ thể có sự lão hóa,đĩa đệm mất một số lượng dịch,làm cho đĩa đệm kém linh hoạt ,dễ bị rách hoặc sưng tấy,xoắn.
-Do chấn thương,lao động nặng hoặc sinh hoạt không điều độ: Những người sau tai nạn va đập,chấn thương cột sống,hoặc những người làm những công việc nặng nhọc,phải bê vác ,thậm chí người phải ngồi,đứng liên tục,sinh hoạt tình dục quá độ … cũng đều có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm.
– Do mắc bệnh hay ảnh hưởng của các bệnh mạn tính khác.
– Những người béo phì,có thói quen hút thuốc cũng đều có thể mắc thoát vị địa đệm.
Điều trị thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm nếu không được phát hiện và điều trị có thể gây nên các biến chứng tàn phế,liệt,teo cơ chi hoặc rối loạn đại tiểu tiện.
Điều trị chủ yếu trong thoát vị đĩa đệm là điều trị bảo tồn:
-Chủ yếu làm giảm sự đau đớn cho người bệnh bằng thuốc giảm đau,giãn cơ,thuốc đau thần kinh…Có thể dùng thêm thuốc bổ thần kinh.
-Vật lí trị liệu như áp dụng nhiệt,nước đá,kéo giãn cột sống,sóng âm,hồng ngoại,châm cứu,xoa bóp bấm huyệt hoặc dùng các vị thuốc có tác dụng thông kinh lạc,bổ can thận như đương quy,ngưu tất,đỗ trọng,tần giao…
– Đeo đai cột sống giúp làm giảm tải tác động lên đĩa đệm.
-Nghỉ ngơi,tránh bê vác vật nặng,các động tác quá sức,sai tư thế, vận động nhẹ nhàng,phù hợp như đi bộ nhẹ nhàng có kết hợp đeo đai cột sống,tập yoga đơn giản…
Nếu điều trị nội khoa bảo tồn không hiệu quả sau 6 tuần,hoặc đĩa đệm gây hẹp tủy sống,nhấn vào dây thần kinh,người bệnh không đứng cũng như không ngồi được, có thể tiến hành điều trị bằng phẫu thuật. Hầu hết mọi người sau phẫu thuật có thể hồi phục và trở lại làm làm việc trong vòng 2-6 tuần.
Người bệnh sau quá trình điều trị cũng không nên chủ quan,vẫn cần duy trì chế độ sinh hoạt điều độ,theo dõi chặt chẽ cân nặng và các triệu chứng đau đớn,bất thường,kiểm tra thăm khám định kì.
Cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm
- ới những người lao động trí óc, cứ ngồi làm việc khoảng 1 – 2 tiếng phải đứng dậy đi lại, tập một vài động tác có lợi cho lưng.
- Cần chú ý sửa những thói quen đi đứng không đúng
- Với người lao động chân tay, chú ý không mang vác quá sức. Với những vật quá nặng, không bao giờ được đứng cúi lưng để nhấc vật lên mà phải ngồi xổm xuống, nâng vật lên từ từ.
- Tập thể dục thường xuyên, đều đặn. Tập Thái cực quyền, bơi lội là rất tốt để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, thắt lưng là một trong những bệnh lý xảy ra phổ biến hiện nay. Bệnh thường phát sinh nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh nếu không có biện pháp điều trị kịp thời.
Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.