Nguyên nhân trẻ bị ho? Lưu ý khi điều trị ho cho bé tại nhà? Khi nào cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế? Những phương pháp phòng tránh bệnh ho ở trẻ? Những câu hỏi này sẽ được bác sĩ giải đáp trong bài viết dưới đây.
Đọc thêm:
- Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm phổi vào mùa lạnh
- Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sốt cao trong mùa lạnh
Trẻ nhỏ sinh ra với hệ miễn dịch còn kém, các cơ quan chưa hoàn thiện hoàn toàn, vì thế cơ thể trẻ vốn rất yếu ớt, trong khi đó tình trạng thay đổi khí hậu, cũng như thời tiết nóng ẩm của nước ta tại điều kiện cho vi khuẩn phát triển rất nhiều. Trẻ nhỏ do đó mà rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp đặc biệt là rất dễ bị ho. Vì vậy mà khi trẻ bị ho mẹ nên bình tĩnh tìm nguyên nhân cũng như cách trị ho cho bé để có thể tránh những biến chứng nặng nề.
Những nguyên nhân khiến trẻ bị ho?
Ho vốn là phản xạ tốt của cơ thể, giúp cơ thể đẩy các dị vật ra khỏi đường hô hấp, làm thông thoáng đường dẫn khí. Vì vậy khi trẻ ho, đầu tiên mẹ nên tìm xem nguyên nhân gây ho cho bé là gì để có thể trị ho cho bé đúng cách nhé.
- Dị vật đường thở
- Dị ứng bụi nhà, phấn hoa, thời tiết
- Viêm họng cấp
- Viêm mũi dị ứng
- Viêm phế quản
- Viêm phổi
- Ho gà.
Những gì cần lưu ý khi trị ho cho bé tại nhà?
Mặc dù ho là phản xạ tốt nhưng đôi khi ho nhiều làm trẻ thấy mệt mỏi, ăn uống kém, nôn trớ hay sặc ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ vì thế mẹ cần có những lưu ý khi trị ho cho bé tại nhà như sau:
- Không tự ý dùng thuốc ho cho trẻ nếu không được hướng dẫn của các bác sĩ
- Nếu trẻ ho kèm theo sốt cao, mệt lả cần cho trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất
- Nếu trẻ đột ngột ho dữ dội cần quan sát xem trẻ có nuốt hay hít phải dị vật gì xung quanh không?
- Nếu trẻ ho kèm theo đờm ,sốt, khó thở cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám
- Đa số ho ban đầu là do virus không bị kháng sinh tiêu diệt vì vậy mẹ không nên tự ý dùng kháng sinh trị ho cho bé vì không hiệu quả mà lại ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
- Trẻ ho thường kèm theo sốt, vì vậy mẹ nên biết cách hạ sốt cho trẻ khi nhiệt độ >38,5, nên cho trẻ nằm nơi thoáng, nới lỏng quần áo, dùng nước ấm lau người cho trẻ
- Ho kèm theo sổ mũi: mẹ có thể vệ sinh mũi tại nhà cho trẻ bằng nước muối sinh lí, tránh làm quá mạnh gây tổn thương niêm mạc chảy máu mũi, có nguy cơ viêm tai giữa.
- Trẻ bị ho mẹ không nên cho trẻ bú quá no dễ gây nôn trớ
- Các bài thuốc dân gian trị ho cho bé mẹ không nên dùng mật ong với những trẻ dưới 1 tuổi.
Khi nào nên đưa bé tới gặp bác sĩ?
Khi bắt đầu làm cha mẹ đồng nghĩa với việc cha mẹ bắt đầu làm bác sĩ với bé. Vì vậy cha mẹ nên biết khi nào không nên trị ho cho bé tại nhà mà phải đưa bé đi gặp bác sĩ:
Khi trẻ xuất hiện ho kèm các triệu chứng như :
- Sốt cao hay hạ nhiệt độ đột ngột
- Co giật
- Bỏ bú
- Bú kém
- Nôn trớ nhiều
- Lơ mơ
- Ho đờm đặc xanh
- Khó thở
- Khò khè nhiều
- Ngủ li bì khó đánh thức.
Đây là những dấu hiệu gợi ý bệnh của trẻ đang nặng dần lên, cha mẹ không nên trị ho cho bé tại nhà mà nên đưa ngay đến cơ sở ý tế để bé được điều trị đúng cách.
Các cách nào giúp phòng ngừa cho trẻ tránh bị ho?
Mặc dù trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nhưng cha mẹ đừng lo lắng vì vẫn có cách để phòng tránh bệnh ho ở trẻ. Những cách phòng ngừa cho trẻ tránh bị ho mà cha mẹ và người chăm sóc trẻ có thể dễ dàng thực hiện tại nhà như:
- Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng,tránh thừa cân hay thiếu cân đều gây ảnh hưởng sức khỏe của trẻ
- Uống đủ nước, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đảm bảo cung cấp miễn dịch của mẹ cho trẻ
- Vệ sinh nơi ở, đồ chơi của trẻ, giặt giũ ga, đệm, chăn của trẻ thường xuyên
- Vệ sinh mũi họng cho trẻ thường xuyên
- Để trẻ em mang khẩu trang y tế khi ra đường hoặc nơi đông người.
- Để trẻ tránh xa những nơi có không khí ô nhiễm, bụi như công trường, bãi phế liệu,…
- Giữ ấm cho trẻ khi gió lạnh.