Khi trẻ bị sốt, cha mẹ sẽ không khỏi lo lắng và nhiều bậc phụ huynh cũng chưa biết làm thế nào để giúp con hạ sốt. Bài viết sau gợi ý cho bạn 6 cách hạ sốt cho trẻ tại nhà đơn giản, an toàn và hiệu quả.
Đọc thêm:
Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt
Sốt là phản ứng bình thường của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh. Sốt ở trẻ em có rất nhiều nguyên nhân, đôi khi không tìm thấy vì sao trẻ sốt. Dưới đây là 1 vài nguyên nhân hay gặp khiến trẻ bị sốt:
- Nhiễm trùng: Phần lớn trẻ bị sốt là do virus hoặc nhiễm khuẩn, khi đó sốt là phản ứng của cơ thể để đáp ứng với tác nhân gây bệnh.
- Tiêm chủng: sau tiêm chủng trẻ thường có biểu hiện sốt nhẹ, nếu sốt cao bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện
- Mặc quá nhiều quần áo, ủ trẻ quá kỹ: do trẻ nhỏ chưa thể tự điều tiết thân nhiệt vì thế nên khi ủ quá nóng thì thân nhiệt của trẻ cũng cao và gây sốt
- Mọc răng: Đa phần khi mọc răng trẻ thường sốt, nhưng chỉ ở mức nhẹ. Nếu thân nhiệt của bé cao hơn 38 độ C cha mẹ cần chú ý theo dõi nguyên nhân khác
- Một số bệnh khác: khi trẻ đang bị viêm đường hô hấp, viêm màng não, sốt xuất huyết… Trẻ thường sốt cao và rất mệt mỏi kèm theo các triệu chứng khác như: chán ăn, bỏ bú, quấy khóc, li bì… thì cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt
- Thân nhiệt bé cao hơn 37,5oC
- Đổ mồ hôi, háo khát, môi khô, môi đỏ,mặt đỏ
- Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, hay dễ nổi cáu
- Thở gấp, li bì, bỏ bú
Đọc thêm: Cha mẹ phải làm gì khi trẻ hay ốm vặt
Hạ sốt bằng thuốc như thế nào để an toàn cho trẻ
Sốt là phản ứng có lợi của cơ thể do đó việc lạm dụng quá nhiều thuốc hạ sốt sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Vì thế chỉ cho trẻ dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên.
Nên dùng thuốc hạ sốt paracetamol, liều lượng phù hợp với độ tuổi và cân nặng. thuốc có hiệu quả sau khoảng 30 phút và kéo dài 4 đến 6 giờ.Do đó uống cách liều tiếp theo ít nhất 4 tiếng để tránh tác dụng phụ của thuốc.
Không nên phối hợp nhiều loại thuốc hạ sốt cùng 1 lúc, điều này không thể tăng tắc dụng của thuốc mà còn ảnh hưởng sức khỏe của trẻ
Các mẹo hạ sốt không dùng thuốc tại nhà đơn giản, hiệu quả
Khi trẻ gặp vấn đề sốt đa phần các mẹ thường chỉ nghĩ tới việc dùng thuốc hạ sốt cho con, nhưng khoảng cách giữa các lần uống ít nhất là 4 tiếng. Nhiều trường hợp trẻ uống thuốc cũng không hạ sốt nhiều hoặc trẻ chỉ sốt nhẹ thì cha mẹ nên áp dụng 6 cách hạ sốt cho trẻ tại nhà an toàn và hiệu quả như sau:
- Chườm ấm cho trẻ: chú ý khi chườm cần đặt trẻ ở nơi kín gió, tránh gió lùa, dùng nước ấm lau người cho trẻ, lau kỹ vùng 2 nách, 2 bẹn, và vùng cổ.
- Hạ sốt cho trẻ bằng rau diếp cá: các mẹ rửa sạch rau diếp cá rồi giã nhuyễn, đun sôi cùng với nước vo gạo để nguội rồi cho bé uống. Mẹ có thể pha thêm 1 chút đường giúp bé dễ uống hơn
- Hạ sốt bằng cỏ nhọ nồi: cỏ nhọ nồi sau khi ngâm rửa sạch thì giã nhuyễn, thêm nước đun sôi để nguội vào rồi vắt lấy nước cho trẻ uống, mỗi lần uống khoảng 50ml. Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi nên đun sôi để nguội rồi cho bé uống. Phần bã để lại quấn vào khăn mỏng đắp lên trán, hố nách và bẹn cho bé.
- Dùng tất ướt hạ sốt cho trẻ: Làm ẩm tất bằng nước ấm rồi quấn quanh mắt cá chân và lòng bàn chân cho trẻ trong vòng 2-3 phút. Lặp lại vài lần. Bạn sẽ thấy bé hạ sốt rất nhanh.
- Hạ sốt cho trẻ bằng chanh tươi: cắt lát chanh thành từng miếng rồi chà nhẹ lên trán, sống lưng, khuỷu chân, khuỷu tay. Cách làm đơn giản nhưng rất hiệu quả đối với các trẻ sốt cao
- Tắm cho trẻ: bạn nên đun 1 nồi nước tắm gồm chanh tươi, xả, lá tre, vỏ bưởi, tía tô, hương nhu, gừng…để ấm nước. cho trẻ vào phòng ấm tránh gió lùa, tắm nhanh cho trẻ. Chú ý lau chân tay trước cho trẻ để trẻ làm quen, tránh sốc nhiệt
Với trường hợp trẻ sốt cao không đỡ hoặc sốt kéo dài, hoặc có các biểu hiện vật vã, kích thích, quấy khóc, ly bì… cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế tránh trẻ sốt cao co giật.