Chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh đến 12 tháng tuổi năm 2019 cũng được tính theo Bảng tính chuẩn được công bố bởi tổ chức y tế thế giới WHO.
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Thị Tình
Đọc thêm:
- 4 bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh vào mùa đông
- 10 loại thực phẩm cực tốt cho mẹ mới sinh
- Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón vào mùa lạnh
- Trẻ khóc đêm không ngủ, cha mẹ cần làm gì?
Tiêu chuẩn cân nặng của trẻ là thước đo và là tiêu chí để đánh giá quá trình phát triển, tăng trưởng của trẻ. Theo WHO, tốc độ tăng trưởng của bé trai và bé gái có sự khác nhau và thay đổi theo từng độ tuổi.
Bảng chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh đến 12 tháng tuổi năm 2019
Với trẻ sơ sinh đủ tháng, cân nặng sẽ dao động trong khoảng 3,2 đến 3,8 kg. Trong giai đoạn từ 1-12 tháng đầu, bé trai có xu hướng nặng cân hơn so với các bé gái.
Bảng 1: Chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh dành cho bé trai
Tháng | Cân nặng(Kg) | ||
-2SD | M | +2SD | |
0 | 2.5 | 3.3 | 4.4 |
1 | 3.4 | 4.5 | 5.8 |
2 | 4.3 | 5.6 | 7.1 |
3 | 5.0 | 6.4 | 8.0 |
4 | 5.6 | 7.0 | 8.7 |
5 | 6 | 7.5 | 9.3 |
6 | 6.4 | 7.9 | 9.8 |
7 | 6.7 | 8.3 | 10.3 |
8 | 6.9 | 8.6 | 10.7 |
9 | 7.1 | 8.9 | 11.0 |
10 | 7.4 | 9.2 | 11.4 |
11 | 7.6 | 9.4 | 11.7 |
12 | 7.7 | 9.6 | 12.0 |
Bảng 2: Chuẩn cân nặng cho trẻ sơ sinh dành cho bé gái
Tháng | Cân nặng (kg) | ||
-2SD | Trung bình | +2SD | |
0 | 2.4 | 3.2 | 4.2 |
1 | 3.2 | 4.2 | 5.5 |
2 | 3.9 | 5.1 | 6.6 |
3 | 4.5 | 5.8 | 7.5 |
4 | 5.0 | 6.4 | 8.2 |
5 | 5.4 | 6.9 | 8.8 |
6 | 5.7 | 7.3 | 9.3 |
7 | 6.0 | 7.6 | 9.8 |
8 | 6.3 | 7.9 | 10.2 |
9 | 6.5 | 8.2 | 10.5 |
10 | 6.7 | 8.5 | 10.9 |
11 | 6.9 | 8.7 | 11.2 |
12 | 7.0 | 8.9 | 11.5 |
Trong đó:
- Dưới -2SD: Suy dinh dưỡng thể thiếu cân hoặc thấp còi
- Trên +2SD: Thừa cân béo phì
Lưu ý khi đo cân nặng cho trẻ sơ sinh
Khi đo cân nặng cho bé cần chú ý những điểm sau:
- Đối với trẻ sơ sinh nếu dùng tã cần trừ đi trọng lượng tã bỉm, xem trẻ mặc nhiều quần áo hay ít để trừ đi trọng lượng phù hợp.
- Nên cân bé vào buổi sáng, cho bé đi vệ sinh rồi cân sẽ có cân nặng chuẩn hơn.
- Nên cân trẻ mỗi tháng 1 lần trong năm đầu tiên.
Những yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng của trẻ:
- Gen di truyền
- Sức khỏe của mẹ trong thời kỳ mang thai và cho con bú
- Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ
- Chế độ vận động và thể thao cũng tác động rất nhiều tới cân nặng của trẻ
- Trẻ mắc bệnh lý hoặc từng điều trị phẫu thuật cũng là những yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng.
Đọc thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông
Nguyên tắc cơ bản của các chỉ số tăng trưởng cân nặng
- Trọng lượng của một em bé sinh đủ tháng bình thường khoảng 2,9 -3,8kg.
- Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, mức tăng trung bình một tháng ít nhất 600 gram hoặc 125 gram mỗi tuần. Lớn hơn 6 tháng tuổi, bé tăng trung bình 500 gram/tháng..
- Trong năm thứ hai sinh, tốc độ tăng trưởng cân năng trung bình của trẻ là 2,5-3kg
- Sau 2 năm tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm là 2kg cho đến tuổi dậy thì.
Hướng dẫn chăm sóc trẻ không đạt chuẩn cân nặng
Nếu cân nặng và chiều cao của con không đạt khoảng trung bình (+-2SD) thì cha mẹ và người chăm sóc nên lưu ý về chế độ ăn uống cho con. Ngoài ra, bé cũng cần thường xuyên bổ sung thêm các dinh dưỡng nhiều năng lượng để tăng cân tăng chiều cao hợp lý.
Chế đô chăm sóc trẻ thừa cân béo phì
- Chế độ ăn của trẻ cần cân đối, hợp lý, phối hợp nhiều loại thức ăn, tránh ăn một loại thực phẩm.
- Không nên ăn các thực phẩm giàu năng lượng như bơ, phomat, bánh kẹo ngọt, nước ngọt có ga, nếu uống sữa nên uống không đường.
- Đối với trẻ lớn nên uống sữa sữa bột tách bơ, không nên uống sữa đặc có đường.
- Không nên cho trẻ ăn vào tối muộn trước khi đi ngủ
- Chế biến thức ăn: Hạn chế các món rán, xào, nên làm các món luộc, hấp, kho
- Nên ăn nhiều rau xanh
- Tăng cường hoạt động thể lực ở trẻ, khuyến khích trẻ vận động.
Chăm sóc trẻ thiếu cân, suy dinh dưỡng
- Cho trẻ ăn đủ chất và đa dạng
- Không nên ép bé ăn
- Tăng cường bữa ăn hàng ngày cho bé
- Khuyến khích bé vận động
- Chăm sóc giấc ngủ cho bé
- Theo dõi cân nặng cho bé thường xuyên, phát hiện sớm suy dinh dưỡng, và cho bé đi khám chuyên gia dinh dưỡng định kỳ.
Trên đây là bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo từng độ tuổi năm 2019 của WHO của bé trai và bé gái. Chúc cha mẹ nuôi con khỏe, dạy con ngoan.