Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Chăm sóc đôi mắt đặc biệt ở trẻ sơ sinh là một việc hết sức quan trọng. Hầu hết trẻ sơ sinh thường hay mắc các bệnh về mắt như mắt bị ghèn, đau mắt đỏ, tắc tuyến lệ. Vậy cách nào chăm sóc trẻ sơ sinh bị đau mắt tại nhà an toàn, hiệu quả?
Đọc thêm:
- 4 bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh vào mùa đông
- Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị đau mắt trong mùa lạnh
- Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sốt cao trong mùa lạnh
- Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón vào mùa lạnh
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đau mắt
Đau mắt là một hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ song có thể dẫn tới các biến chứng nặng nề gây ảnh hưởng tới đôi mắt trẻ thơ nếu không biết chăm sóc đúng cách. Tình trạng trẻ sơ sinh bị đau mắt bắt nguồn từ việc vệ sinh cá nhân hàng ngày hoặc qua lây nhiễm hoặc bệnh lý bẩm sinh.
Đau mắt có thể là đau mắt đỏ hay viêm kết mạc, đau mắt hột, đau mắt do ghèn, tắc tuyến lệ, viêm giác mạc, lẹo mắt, viêm nhiễm mi mắt, thị lực kém, mắt lác,…
Các dấu hiệu đau mắt ở trẻ
Trẻ có thể có các biểu hiện khác nhau tùy theo nguyên nhân gây đau mắt như:
- Bệnh lý viêm nhiễm ở mắt: Mí mắt trẻ bị đỏ, sưng, chảy nước mắt
- Tắc tuyến lệ: trẻ chảy nước mắt liên tục
- Mắt trẻ nhạy cảm với ánh sáng mạnh
- Mắt trẻ thường xuyên ra gỉ, ghèn mắt
- Trẻ cảm giác khó chịu, trẻ quấy khóc và thị lực trẻ kém phát triển.
Các cách chăm sóc trẻ bị đau mắt
Tùy vào tình trạng bệnh ở mắt mà bố mẹ lựa chọn cách điều trị phù hợp. Tình trạng trẻ sơ sinh bị đau mắt nhẹ có thể vệ sinh và chăm sóc mắt trẻ tại nhà. Nếu bệnh nặng lên hoặc không thuyên giảm cần đưa trẻ đến viện để chữa trị.
Đọc thêm: Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị đau mắt trong mùa lạnh
Trẻ bị ghèn mắt
Nhiều em bé mới sinh ra đã bị rỉ ghèn ở mắt hoặc bị sau khi sinh vài ngày hoặc vài tuần. Nguyên nhân là do nhiễm trùng thông thường hoặc vệ sinh kém. Khi bị ghèn mẹ nên chuẩn bị bông gòn sạch và dùng nước muối sinh lý 0,9% lau mắt cho bé nhẹ nhàng, không được lau sâu quá vì có thể gây tổn thương mắt. Ngày vệ sinh mắt cho bé như vậy 2 – 3 lần hoặc bất cứ khi nào rỉ đùn ra.
Viêm kết mạc hay đau mắt đỏ
Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ hay viêm kết mạc là một trong những bệnh khá phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể gây biến chứng nghiêm trọng về mắt như: viêm giác mạc sợi, viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc sâu… làm ảnh hưởng khả năng thị giác của trẻ, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa. Bệnh thường xảy ra thành dịch vào thời điểm chuyển mùa. Bệnh không có thuốc đặc trị, và có thể khỏi sau 7-14 ngày.
Khi trẻ có dấu hiệu đau mắt đỏ, cần chú ý chế độ vệ sinh cho trẻ:
- Rửa mặt ít nhất 3 ngày/ lần. Chú ý không sử dụng khăn chung với người khác.
- Thường xuyên rửa tay với nước ấm và xà phòng diệt khuẩn, nhất là sau khi dùng thuốc nhỏ mắt.
- Lau rửa mắt bằng thuốc nhỏ mắt hoặc nước muối sinh lý 2-3 lần một ngày. Không dùng chung thuốc nhỏ mắt cho cả mắt lành và mắt nhiễm khuẩn.
- Có thể dùng khăn ấm đắp lên mắt để làm dịu mắt, và giảm ngứa.
- Nên cho bé nghỉ ngơi và cách ly tại nhà.
- Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng, các loại trái cây để giúp bé củng cố bức tường miễn dịch của cơ thể.
Tắc tuyến lệ
Tắc tuyến lệ cũng là căn bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ là do khi tuyến lệ bị chặn hoặc bị tắc sẽ làm nước mắt chảy ra nhiều. Khi đó, nước mắt đọng không thể chảy hết ra ngoài. Trong giai đoạn trẻ 1 tháng tuổi rất khó phát hiện ra bệnh vì chưa có dấu hiệu rõ ràng.
Khi trẻ bị bệnh, mẹ nên vệ sinh vùng mắt cho trẻ bằng nước sạch. Dùng bông gòn thấm nước ấm lau hết ghèn, gỉ dính trên mắt của trẻ. Nếu tình trạng kéo dài mẹ nên cho trẻ đi thăm khám để có phương pháp điều trị hiệu quả.
Những nguyên nhân khác gây đau mắt ở trẻ như trẻ bị lác hay thị lực kém, mẹ nên đưa bé đi khám để điều trị hiệu quả, chứ không có cách nào điều trị tại nhà hiệu quả, chỉ có thể giúp trẻ bớt khó chịu bằng cách vệ sinh mắt sạch sẽ bằng nước muối sinh lý.
Trên đây là hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh bị đau mắt đúng cách tại nhà, chúc bé luôn khỏe mạnh, và hay ăn chóng lớn.
Bác sĩ Hồ Mỹ Dung.