Đái tháo đường typ 2 là đái tháo đường không phụ thuộc insulin mà chủ yếu dựa vào chế độ ăn. Tuy nhiên, sau một thời gian mắc bệnh, nếu không ổn định tốt glucose máu, nhiều người bệnh đái tháo đường typ 2 giảm sút khả năng sản xuất insulin, đòi hỏi phải bổ sung insulin ngoại sinh để kiểm soát glucose máu một cách tốt nhất. Vì vậy những bệnh nhân Đái tháo đường typ 2 cần quan tâm kỹ chế độ dinh dưỡng và những loại thuốc sau.
CÁC THUỐC HẠ GLUCOSE MÁU BẰNG ĐƯỜNG UỐNG
1.Sulfonylurea
Sulfonylurea kích thích tuỵ tiết insulin. Tác động làm giảm glucose trung bình là 50 – 60 mg/dl, giảm HbA1c tới 2%.
Sulfonylurea được dùng thận trọng với người già, người bị bệnh thận (creatinine máu > 200 mol/L) hoặc rối loạn chức năng gan khi đó liều thuốc cần được giảm đi.
Sulfonylurea không được sử dụng để điều trị tăng glucose máu ở người bệnh đái tháo đường typ 1, nhiễm toan ceton, người bệnh có thai, và một số tình trạng đặc biệt khác như nhiễm trùng, phẫu thuật…
Các loại sulfonylurea trên thị trường:
- Thế hệ 1: thuốc thuộc nhóm này gồm Tolbutamide, Chlorpropamide, viên 500mg – nhóm này hiện ít được sử dụng do nhiều tác dụng phụ.
- Thế hệ 2: các thuốc thuộc nhóm này gồm Glibenclamid (Hemidaonil 2,5mg; Daonil 5mg; Glibenhexal 3,5mg;…); Gliclazid (Diamicron 80mg; Diamicron MR30 mg; Diamicron MR60 mg, Predian 80mg;…); Glipizid (minidiab), Glyburid;…
2.Thuốc ức chế eym Alpha-glucosidase
Enzym Alpha-glucosidase có tác dụng phá vỡ đường đôi (disaccharide) thành đường đơn (monosaccharide). Thuốc ức chế Alpha-glucosidase, vì thế có tác dụng làm chậm hấp thu monosaccharide, do vậy hạ thấp lượng glucose máu sau bữa ăn.
Những thuốc nhóm này gồm:
- Acarbose: Glucobay (50mg và 100mg). Tác dụng không mong muốn: đầy bụng, ỉa chảy… Liều thuốc có thể tăng từ 25mg đến 50mg hoặc 100mg/mỗi bữa ăn.
- Nhóm Voglibose: thuốc này hiện không có tại Việt Nam
Chú ý khi sử dụng thuốc:
- Thuốc cần sử dụng phối hợp với một loại hạ glucose máu khác.
- Thuốc uống ngay trong khi ăn, tốt nhất là ngay sau miếng cơm đầu tiên. Trong bữa ăn phải có carbohydrat để thuốc tác dụng.
-
Metiglinide/Repaglinide – thuốc kích thích bài tiết insulin sau ăn (khi có tăng glucose trong máu)
Về lý thuyết nhóm này không thuộc nhóm sulfonylurea; nhưng nó có khả năng kích thích tế bào beta tuyến tuỵ tiết insulin- nhờ có chứa nhóm benzamido.
Về cách sử dụng có thể dùng như một đơn trị liệu hoặc kết hợp với Metformin, với insulin. Người ta cũng đã có những số liệu chứng minh việc kết hợp Repaglinid với NPH trước khi đi ngủ đạt kết quả tốt trong điều trị hạ glucose máu ở người đái tháo đường typ Liều dùng: Hiện có hai thuốc trong nhóm này:
– Repaglinid liều từ 0,5 đến 4 mg/bữa ăn. Liều tối đa 16 mg/ngày.
– Nateglinid liều từ 60 đến 180 mg/bữa ăn. Liều tối đa 540,0 mg/ngày.
-
Gliptin
Gliptin là nhóm thuốc ức chế enzym DPP-4 (Dipeptidylpeptidase-4) để làm tăng nồng độ GLP1 nội sinh, GLP1 có tác dụng kích thích bài tiết insulin, và ức chế sự tiết glucagon khi có tăng glucose máu sau khi ăn.
Các thuốc ức chế enzym DPP-4 hiện đã có tại Việt Nam như sau:
- Sitagliptin liều 50-100 mg/ngày
- Vildagliptin liều 2×50 mg/ngày.
- Saxagliptin–liều 2,5 – 5 mg/ ngày
- Linagliptin- liều 5 mg/ngày
II. PHỐI HỢP CÁC THUỐC VIÊN HẠ GLUCOSE MÁU
Các thuốc phối hợp hiện tại trên thị trường Việt Nam.
Viên |
Thành phần |
Nồng độ (mg) |
Glucovanc |
Metformin + Glibenclamid |
500:2,5; 500:5,0 |
CoAmaryl |
Metformin+ Glimepirid |
500:2,0 |
Galvusmet |
Metformin + Vildagliptin |
500:50; 850:50; 1000:50 |
Janumet |
Metformin + Sitagliptin |
500:50; 850:50; 1000: 50 |
Komboglyze |
Metformin+ Saxagliptin |
500: 5 |
* Chú ý: Người ta thường dựa vào tác dụng của thuốc để phân chia liều lượng và loại thuốc, sao cho đạt được tác dụng tối đa. Không dùng phối hợp hai loại biệt dược của cùng một nhóm thuốc.
III. INSULIN
1. Cơ sở sử dụng insulin
Người bệnh đái tháo đường typ 1 phụ thuộc vào insulin ngoại sinh để tồn tại. Ngược lại, người bệnh đái tháo đường typ 2 không phải phụ thuộc vào insulin ngoại sinh để tồn tại. Nhưng sau một thời gian mắc bệnh, nếu không ổn định tốt glucose máu, nhiều người bệnh đái tháo đường typ 2 giảm sút khả năng sản xuất insulin, đòi hỏi phải bổ sung insulin ngoại sinh để kiểm soát glucose máu một cách đầy đủ.
Sử dụng insulin để đạt được hiệu quả kiểm soát chuyển hoá glucose tốt nhất đòi hỏi sự hiểu biết về khoảng thời gian tác dụng của các loại insulin khác nhau.
2. Quy trình tiêm
Insulin nên được tiêm vào tổ chức dưới da. Người bệnh có thể tự tiêm bằng cách kéo nhẹ da gấp lên và tiêm ở góc 90 độ. Những người gầy hoặc trẻ em có thể dùng kim ngắn hoặc có thể véo da lên và tiêm góc 45 độ để tránh tiêm vào cơ, đặc biệt ở vùng đùi. Đặc biệt khi dùng bút tiêm insulin, kim nên lưu lại trong da 5 giây sau khi đã ấn toàn bộ pít tông để đảm bảo cung cấp đủ toàn bộ liều insulin.
Tiêm insulin vào tổ chức dưới da bụng thường được dùng, nhưng cũng có thể tiêm vào mông, đùi hoặc cánh tay. Quay vòng vị trí tiêm là cần thiết để ngừa phì đại hoặc teo tổ chức mỡ dưới da tại nơi tiêm.
3. Bảo quản insulin
Lọ insulin nên để ở tủ lạnh, nhưng không để trong ngăn đá, tránh để insulin tiếp xúc với ánh nắng. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp và lắc nhiều có thể làm hỏng insulin. Insulin đang sử dụng có thể giữ ở nhiệt độ phòng để hạn chế gây kích thích tại vị trí tiêm.
Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.