Viêm amidan ở trẻ

Viêm amidan là nhóm bệnh rất hay gặp ở họng. bệnh có thể tiến triển cấp tính , có thể mạn tính. Tuy nhiên hay bị tái phát và trong những đợt tái phát thường gây những biến chứng nguy hiểm. Tỷ lệ viêm amidan trung bình  khoảng 10% dân số.

Viêm amidan cấp hoặc mạn tính có thể gây ra các biến chứng tại chỗ , biến chứng gần và biến chứng xa.

Amidan là tổ chức lympho (tế bào hạch bạch huyết) gồm có hai khối nằm ở bên thành họng. Đó được coi là khối phòng vệ đầu tiên của cơ thể khi có vi khuẩn xâm nhập qua đường hầu họng. Viêm amidan là một bệnh thường gặp ở trẻ với tình trạng nhiễm trùng , bị tổn thương của tổ chức hạch này.

Viêm amidan thường xảy ra khi tình trạng nhiễm khuẩn  nhiễm virus quá tải mà sưng viêm lên. Amidan sản sinh ra các chất kháng thể để duyệt vi khuẩn và tăng khả năng chống đỡ của cơ thể, trẻ em là nhóm đối tưởng có hệ miễn dịch và sức đà kháng kém nên khả năng bị viêm amidan thường rất cao.

1. Dấu hiệu khi trẻ bị viêm amidan thường gặp

– Biểu hiện rõ nhất của viêm amidan ở trẻ em là niêm mạng hầu họng sưng đỏ rực

– Có những đốm trắng có thể là mảng bám hoặc mủ

– Trẻ đau rát họng, khó nuốt

– Quấy khóc, chán ăn, mệt mỏi

– Môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi

– Đau , nhức đầu

– Sốt, trong trường hợp viêm nhiễm nặng có thể sốt cao tới 39-40 độ C thì các mẹ cần tìm cách hạ sốt nhanh cho bé rồi đưa bé tới gặp bác sĩ càng nhanh càng tốt.

-Viên thanh quản( viên dây thanh quản có biểu hiện khàn tiếng).

  • Viêm amidan cấp hoặc mạn tính có thể gây ra các biến chứng tại chỗ , biến chứng gần và biến chứng xa.

Viêm cấp

Như viêm tấy quanh amidan, thường gặp là viêm tấy áp xe amidan thể trước , thể sau hiếm gặp hơn.

Biến chứng gần

Như viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm hạch, viêm thanh khí phế quản.

Biến chứng xa

Như viêm nội tâm mạc, viêm khớp, viêm thận.

chủ yếu do viêm họng , viêm amidan nhiễm khuẩn lien cầu tan huyết nhóm A. Tuổi thường xảy ra là học sinh 5- 6 tuổi. Biến chứng thường xảy ra sau đợt viêm amidan , viêm họng cấp khoảng 10-30 ngày.

2. Phương pháp điều trị

Điều trị amidan ở trẻ
Điều trị amidan ở trẻ

 – Trước đây việc cắt bỏ amidan được áp dụng khá phổ biến cho những người thường xuyên bị viêm amidan tái đi tái lại. Tuy nhiên hiện nay việc chỉ định phẫu thuật chỉ được áp dụng khi không thể can thiệp bằng thuốc được nữa.

– Với tình trạng bệnh nhẹ có thể tự điều trị ở nhà bằng việc nghỉ ngơi, súc miệng bằng nước muối loãng ấm.

– Khi thấy bệnh nặng hơn cần thăm khám và uống thuốc theo đơn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của bé luôn tốt nhất.

Amidan hay nói đúng hơn là amidan khẩu cái nằm ở họng miệng thuộc hệ thống vòng Waldayer , nó là tổ chức tân lớn nhất ở họng, nằm giữa trụ trước  và trụ sau.

3. Cách phòng viêm amidan cho trẻ

Giữ vệ sinh răng miệng

Điều quan trọng đầu tiên là các bé cần vệ sinh răng miệng đúng cách. Súc miệng bằng nước muối loãng hay nước súc miệng sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn gây hại cho răng miệng. Bên cạnh đó, cha mẹ nên tránh cho trẻ ngậm các đồ chơi, cho tay vào mồm,… để tránh nguy cơ đưa các vi khuẩn vào cơ thể.

Tăng hệ miễn dịch cho trẻ

Việc tăng cường hệ miễn dịch được đáp ứng bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Ngoài các bữa ăn chính, trẻ nên được bổ sung nhiều hoa quả, rau xanh và một số loại rau củ quả khác.

Đảm bảo giữ vệ sinh môi trường

Môi trường sống xung quanh ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và sức đề kháng của trẻ. Việc giữ vệ sinh môi trường sinh sống không chỉ khống chế vi khuẩn gây viêm amidan cho trẻ mà còn giảm nguy cơ nhiễm các bệnh khác: viêm phổi,….

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần chủ động để phòng viêm amidan cho trẻ.

Để phòng những biến chứng nguy hiểm này, bố mẹ cần đưa con mình đến khám , điều trị sớm và kịp thời.

Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

RELATED ARTICLES

2 BÌNH LUẬN

  1. Con tôi được 3 tuổi bình thường là một đứa trẻ cũng thích ăn món này món nọ và rất thích bú sữa nữa .Nhưng mấy bữa này nó bị bệnh viêm họng nó không ăn gì hết và không bú sữa luôn . Vậy tôi phải làm gì cho con tôi ăn trở lại bình thường . Xin bác sĩ hãy cho tôi một lời khuyên

    • Chào Anh Dũng,
      Một đứa trẻ đang sốt thì cũng thường không thấy thèm ăn lắm bởi họng bị đau mỗi khi nuốt; nước mũi chảy ròng hay đặc sệt làm bé khó thở… Trong khi đó, bạn lại đang đau đầu với những lời khuyên rằng: phải cho trẻ ăn thì trẻ mới có sức khỏe vượt qua bệnh tật. Thực tế cho thấy, bình tĩnh và suy nghĩ thật đơn giản sẽ giúp bạn cho bé ăn uống dễ dàng hơn.

      Nếu bé nhà bạn không thích ăn thì cũng đừng ép. Thay vì đó, hãy chia nhỏ bữa ăn và cho bé ăn vào nhiều lần trong ngày với các loại thức ăn lỏng bổ dưỡng.

      Sốt cao có thể làm bé bị mất nước và trẻ cần được bổ sung một lượng nước nhỏ mỗi nửa giờ. Nước ở đây có thể là nước trắng, súp, nước hoa quả tươi, nước dừa và nước oserol.

      Mặc dù bé không chịu ăn đôi khi còn khiến bạn lo lắng hơn cả sự ốm đau của bé nhưng hãy cố gắng nhớ rằng, khi thân nhiệt bé trở lại bình thường, bé sẽ ăn “trả bữa” ngay.

      Nếu trẻ phải uống kháng sinh, có thể hệ tiêu hóa sẽ bị rối loạn. Trong trường hợp này, tốt nhất là nên ngừng uống sữa và các sản phẩm từ sữa trong vòng 1 tuần hoặc lâu hơn.

      Nếu bé hào hứng với thức ăn trên mâm cơm gia đình, bạn có thể cho bé ăn cùng nhưng tránh các thực phẩm nhiều dầu hay gia vị vì chúng dễ làm bé đầy bụng.

      Hoa quả họ cam quýt như cam, chanh và cà chua sẽ là thực phẩm tốt nhất đối với những bé đang bị viêm họng.

      Trà gừng là thức uống phổ biến khi người lớn bị cảm lạnh nhưng với trẻ thì lại không tốt vì nó có thể làm cơ thể trẻ nhanh mất nước hơn.

      Khi bé ốm, bạn cần kiên nhẫn với bé hơn ngày thường.
      Chúc bé mau khỏe!
      Bạn hãy gọi đến tổng đài 19006237 để được tư vấn cụ thể
      Bs Tổng đài 19006237

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT