Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh tự miễn khá điển hình ở người, dưới dạng viêm mãn tính ở nhiều khớp ngoại biên với biểu hiện khá đặc trưng: sưng khớp, đau khớp, cứng khớp buổi sáng và đối xứng hai bên. Ngoài biểu hiện chính tại khớp, người bệnh còn có các biểu hiện toàn thân (mệt mỏi, xanh xao, sốt, gầy sút…) và tổn thương các cơ quan khác. Bệnh thường gặp ở nữ (75 %), lứa tuổi 30 đến 60.
Khi có các dấu hiệu lâm sàng nêu trên, người bệnh cần được gửi tới khám bác sĩ chuyên khoa Khớp (Rheumatologist) càng sớm càng tốt. Bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm và thăm dò cần thiết để chẩn đoán xác định, để đánh giá tình trạng bệnh, để tiên lượng bệnh và chọn lựa một chiến lược điều trị phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. Trong kỳ này chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp.
ĐIỀU TRỊ
Kết hợp nhiều biện pháp: Nội, ngoại, vật lý, chỉnh hình.
Thể nhẹ
Số khớp viêm ít, vận động gần như bình thường (giai đoạn I)
– Aspirine: 1-2g/ngày, chia nhiều lần.
– Chloroquine: 0,2-0,4g/ngày, tác dụng ức chế men tiêu thể.
– Thuốc dân tộc: cây xấu hổ, hy thiêm, lá lốt.
– Tập luyện, điều trị vật lý, điện, siêu âm, nước suối khoáng…
Thể trung bình
Nhiều khớp bị viêm, vận động bị hạn chế (giai đoạn II).
– Giống như thể nhẹ nhưng cần thêm:
– Dùng một trong các thuốc chống viêm nonsteroid: Indomethacine 50-100mg/ngày, Diclofenac: 100 – 150mg/ngày; Piroxicam 20mg/ngày.
– Có thể dùng Corticoid liều trung bình.
Thể nặng
Không đi lại được, vận động còn ít hoặc mất hết (giai đoạn III).
– Corticoid liều cao: dùng ngắn hạn, bằng uống hoặc TM.
– Dùng một trong các liệu pháp: Muối vàng: tổng liều 1500-2000mg; D-Penicilamin: 300mg/ngày; Methotrexate: 7,5-10mg/tuần; Cyclophosphamide: 1-2mg/kg/ngày. Biện pháp khác như trên.
Điều trị mới
Những thuốc mới được giới thiệu sau đây để điều trị VKDT có thể phân thành 3 loại:
– Thuốc ức chế Cyclo -oxygénase típ 2 (Cox 2)
– Các tác nhân sinh học.
– Thuốc chống thấp khớp làm thay đổi diễn tiến bệnh (DMARD: Disease Modifying
Anti – Rheumatic Drugs).
Thuốc ức chế Cox 2
Gần đây người ta đã nhận diện được ít nhất là 2 thể đồng dạng của cyclo oxygénase (Cox): Cox – 1 là 1 enzyme bản thể, có ở nhiều mô và chủ yếu liên quan đến việc sản xuất các prostaglandin cần thiết cho quá trình hằng định nội môi bình thường. Trái lại, cox -2 là 1 enzyme cảm ứng được tìm thấy ở các mô lành với nồng độ thấp, nhưng tăng lên rõ rệt trong các mô bị viêm và liên quan đến sinh tổng hợp PGE2 ở vị trí viêm. Vì các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) thông thường ức chế viêm vừa có nhiều tác dụng phụ. Do vậy những thuốc NSAID mới ức chế ưu tiên hoặc chọn lọc trên cox-2 thì có tác dụng chống viêm và rất ít tác dụng phụ, đó là ưu điểm của các loại thuốc mới.
– MELOXICAM (Mobic): viêm 7,5mg và 15mg, ống 15mg.
Liều hàng ngày: 15mg/ngày, dùng 1 lần trong ngày.
– CELECOXIB (CELEBREX) viêm 100mg và 200mg.
Liều hàng ngày: 100mg x 2 lần/ngày.
Tác dụng phụ của các thuốc trên gồm các tác dụng phụ chung của NSAID nhưng tỷ lệ và mức độ thấp hơn nhiều so với các thuốc NSAID cổ điển.
Nói chung, các NSAID không làm chậm sự tiến triển phá huỷ khớp trong VKDT.
Các tác nhân sinh học
Sự quan tâm được tập trung nhiều vào các tác nhân chống TNF – α, 1 cytokine viêm chủ yếu được phóng thích bởi các đại thực bào màng hoạt dịch, tác động như1 phân tử rất quan trọng, chỉ huy các loại tế bào khác ở màng hoạt dịch phóng thích các phân tử tiền viêm và phá huỷ khớp. Hai chất như thế, đã được công nhận để điều trịVKDT.
– ETANERCEPT: Là 1 chất nhị trùng hợp (dimer) gồm phần ngoại bào của 2 thụ thể
TNF hoà tan (75kDa) hợp nhất với phần Fc trên immuno -globulin G1 (IgG1) của người. Etanercept gắn 1 cách đặc hiệu với 2 phân tử TNF – α hoặc TNF –β tuần hoàn, nên chẹn sự tương tác của chúng với thụ thểTNF trên bề mặt tế bào.
+ Chỉ định: VKDT từ vừa đến nặng trên bệnh nhân đáp ứng không đầy đủ với 1 hay nhiều DMARD.
+ Liều lượng, cách dùng: 25 mg tiêm dưới da x 2 lần/tuần dùng trong nhiều tháng.
+ Tác dụng phụ: Phản ứng nhẹ tại chỗ tiêm.
– INFLIXIMAB: 1 kháng thể đơn dòng được cấu tạo bởi (vùng hằng định của kháng
thể người và các vùng thay đổi của chuột nhắt, được dùng bằng đường truyền tĩnh
mạch và kết gắn đặc hiệu các dạng TNF –α hoà tan và xuyên màng.
+ Chỉ định: VKDT hoạt động
+ Liều lượng và cách dùng: 10 mg/kg chuyền TM liều duy nhất, hoặc chia ra truyền TM 2 lần trong tuần.
Tác dụng phụ: bị viêm phổi khi dùng liều thấp. Sự bất tiện khi dùng 2 loại thuốc trên là tiêm dưới da và chuyền TM có thể hạn chế sự tuân thủ điều trị.
Thuốc DMARD mới
LEFLUNOMIDE: là 1 dẫn chất của isoxazole, là thuốc DMARD mới nhất được công nhận để điều trị VKDT. Trong giai đoạn khởi phát bệnh, tế bào T CD4 hoạt hoá, tăng sinh rất nhanh leflunomide ức chế sự tăng sinh đó bằng cách ngăn chặn tế bào T sản sinh các pyrimidine cần thiết cho sự tổng hợp DNA mới trước khi phân bào.
– Trình bày: viêm 100mg và viên 20 mg.
– Liều lượng và cách dùng: 3 ngày đầu: 100mg/ngày.
Từ ngày thứ 4 trở đi: 10 – 20mg/ngày.
– Tác dụng phụ: Các triệu chứng tiêu hoá, nổi mẩn ngoài da và rụng tóc, hồi phục được khi ngưng thuốc. Ích lợi lâm sàng đầy đủ của leflunomide khi dùng đơn độc để điều trị VKDT chỉ rõ ràng sau khi dùng hàng năm.
Phương pháp sử dụng DMARD hữu hiệu
Trong phương pháp kim tự tháp truyền thống, DMARD được bắt đầu dùng tương đối muộn trong quá trình bệnh và sau đó không được sử dụng 1 cách nhất quán. Mô hình điều trị hiện nay áp dụng phương pháp răng cưa: Theo đó, DMARD được sử dụng sớm sau khi khởi phát VKDT và được tiếp tục suốt quá trình bệnh với mục đích giữ cho tình trạng mất sức của bệnh nhân gần với mức bình thường. Khi tác dụng của thuốc DMARD giảm đi, phác đồ sẽ được thay đổi bằng cách thêm 1 thuốc mới vào phác đồ đang dùng hoặc bằng cách thay thuốc. Mục đích của phương pháp răng cưa là đạt được sự cái thiện cơ bản về kết cục lâu dài cho bệnh nhân VKDT.
Chú ý: trên đây là một số thông tin tham khảo về điều trị viêm khớp dạng thấp, hãy gọi đến tổng đài tư vấn sức khỏe, tâm lý 19006237 để được tư vấn trực tiếp.