Trang chủSỨC KHỎE TỔNG QUÁTBệnh hô hấpNguyên nhân, cách xử lý khi bị chảy máu cam

Nguyên nhân, cách xử lý khi bị chảy máu cam

Chảy máu cam là hiện tượng thường gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên nhiều người lại lúng túng trong việc xử trí, thậm chí có những cách xử trí sai khiến cho tình trạng chảy máu không thuyên giảm.

1. Tình trạng chảy máu cam

Chảy máu cam ở trẻ em
Chảy máu cam ở trẻ em

Chảy máu cam ở trẻ em

Chảy máu cam ở trẻ thường là chảy máu mũi trước – nơi tập trung các mạch máu nhỏ ở phần trước – dưới của vách ngăn mũi. Các mẹ có thể cầm máu đơn giản và nó tương đối không quá nguy hiểm.

Chảy máu cam ở người lớn

Chảy máu cam ở người lớn có nguyên nhân hơi khác với trẻ em. Ở người lớn, thường là chảy máu mũi sau. Vị trí chảy máu cam sẽ nằm ở những chỗ cao hơn và sâu phía sau của hốc mũi. Loại chảy máu mũi sau này nguy hiểm hơn vì nó có thể gây nhiều biến chứng và cần chữa trị tại bệnh viện.

Đặc biệt, các bà bầu cũng nằm trong số những người lớn dễ mắc bệnh chảy máu cam nên cần phải chú ý tới các bà bầu hơn do tính chất thai sản của họ.

Chảy máu cam ở người ngoài 40 tuổi thường do bệnh lý như xơ cứng động mạch, bệnh huyết áp, u bướu và nhiều bệnh lý ở người cao tuổi khác.

2. Nguyên nhân gây nên chảy máu cam

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên chảy máu cam như:

-Do dị tật lệch vách ngăn ở mũi khiến cho không khí đi vào trong mũi không cân bằng giữa hai bên khiến mũi khô và dẫn tới chảy máu

-Do tai nạn va đập, do cọ xát niêm mạc mũi như các động tác ngoáy mũi, vấp ngã…

-Do viêm nhiễm,nhiễm trùng như cảm cúm,viêm xoang,có khối u trong mũi…hoặc do thay đổi thời tiết (thời tiết là nguyên nhân thường gặp nhất gây chảy máu cam)

-Do dùng thuốc,hoặc mắc các bệnh lí toàn thân như tăng huyết áp,rối loạn vận mạch,các bệnh lí về máu, không loại trừ ung thư máu…

-Do rối loạn tâm lí, stress, dùng bia rượu thuốc lá liên tục…cũng đều là nguyên nhân có thể xuất hiện chảy máu cam.

3. Xử lý khi bị chảy máu cam

Do bất kể một nguyên nhân gì dẫn đến chảy máu cam,thì mục tiêu xử trí chính là cầm máu.

-Đặt người đang chảy máu cam ngồi (hoặc nghiêng người),thả lỏng, đầu hơi nghiêng về phía trước. Với trẻ nhỏ, người lớn nên ôm trẻ vào lòng để trấn an tinh thần trẻ. Không được ngửa đầu ra sau, có thể gây nên nghẹt thở hoặc máu chảy vào thực quản gây buồn nôn.

Xử lý khi bị chảy máu cam
Xử lý khi bị chảy máu cam

-Dùng khăn ướt đắp lên trán hoặc sau gáy, đồng thời bịt lỗ mũi bằng hai ngón tay cái và trỏ trong 3-5 phút. Hoặc có thể dùng bông sạch thấm nước muối sinh lí nhét vào mũi từ 5-10 phút. Thở bằng miệng và không được nói.

-Nếu chảy máu lâu có thể đặt ở gốc mũi viên nước đá bọc trong vải, hơi lạnh sẽ làm co mạch và ngưng chảy máu

-Sau khi máu đã ngưng, nằm nghỉ, tránh sì mũi mạnh hoặc đưa tay,dụng cụ ngoáy mũi.

-Trường hợp máu liên tục chảy sau 15 phút,không có dấu hiệu ngưng lại, thì vừa dùng bông hặc vải sạch ấn vào sâu hốc mũi vừa đưa người bệnh tới ngay cơ sở y tế để cầm máu bằng phác đồ chỉ định. Hoặc nếu chảy máu cam có xuất hiện thêm các triệu chứng như đau vùng xoang,hai bên cánh mũi,trán,hốc mắt … hay các dấu hiệu cơ thể bất thường khác cũng cần tiến hành đưa đi viện, kể cả khi máu đã cầm.

Để dự phòng không bị chảy máu cam, người bệnh cần chú ý tới chế độ vệ sinh, vệ sinh nhẹ nhàng bằng khăn mềm và nước ấm, không ngoáy mũi,cạy gỉ mũi.Chú ý đeo khẩu trang khi ra đường,nhất là khi thời tiết có sự chuyển mùa, nhiều bụi bẩn. Khi tình trạng chảy máu cam không rõ nguyên nhân, tái đi tái lại liên tục, kèm theo các biểu hiện bất thường, người bệnh cũng cần đến bệnh viện để thăm khám kĩ càng, tránh các bệnh lí nghiêm trọng,thậm chí có thể đe dọa tới tính mạng.

Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT